Viết đoạn văn giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ.

Viết đoạn văn giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ.

0 bình luận về “Viết đoạn văn giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ.”

  1. Nhan đề cuốn tiểu thuyết là Tắt đèn còn người biên soạn sách chọn là Tức nước vỡ bờ như một điểm sáng trong cuốn tiểu thuyết. Tức nước, vỡ bờ – một hiện tượng tự nhiên xảy ra theo quy luật nhân quả ở đời khi nước đầy, tràn thì bờ ruộng ắt sẽ bị phá vỡ. Nhưng ở đây, câu chuyện ấy là câu chuyện của người nông dân ở trong tận cùng của cái khổ, cái đói. Họ bị chà đạp, bị muôn ngàn sóng nước đánh – thế lực thực dân phong kiến. Sự chà đạp cả thể xác cùng tinh thần đã khiến bờ – giới hạn chịu đựng trong người nông dân tan vỡ và họ phải vùng lên. Nhan đề này cũng là sự dự báo, sự phản ánh quy luật của cuộc sống trong mọi thời kì: có áp bức thì sẽ có đấu tranh

    Bình luận
  2. – Hiểu theo nghĩa đen thì ” tức nước ” là trạng thái nước chứa đầy , không còn sức chịu thêm và có xu thế trào ra ngoài ; từ ” vỡ bờ ” được hiểu là trạng thái nước dâng trào ra ngoài một cách dữ dội , không kiểm soát được. Nhưng nhan đề của ” Tức nước vỡ bờ ” lại được hiểu theo một ý nghĩa sâu xa khác. Nó nói lên cuộc sống nghèo khổ , cùng quẫn dưới sự bóc lột của tầng lớp thống trị của những người nông dân hiền lành. Họ phải chịu đựng, nhẫn nhịn nỗi khổ tâm,vô lý của xã hội phong kiến như tình thế ” tức nước “. Nhưng ” con giun xéo mấy cùng quằn “, họ không thể chịu nổi những nỗi uất ức và sự tức giận mà phải đứng dậy đấu tranh. Họ đứng lên đấu tranh với tinh thần mãnh liệt và dữ dội như tình thế ” vỡ bờ “. Đó là một quy luật tất yếu của cuộc sống. Khi con người đã đi quá giới hạn và sức chịu đựng của người khác thì sức đấu tranh, tinh thần phản kháng lại dâng lên trong lòng mỗi người. Những sự dồn nén mà họ phải chịu đựng đều được trút hết ra như ” vỡ bờ “. Đó còn chính là điềm báo cho một cuộc đấu tranh lớn hơn và quan trọng hơn , thành công hơn là cuộc Cách mạng tháng Tám.

    Bình luận

Viết một bình luận