Viết đoạn văn khoảng 100 từ nêu luận điểm của vai trò việc học
0 bình luận về “Viết đoạn văn khoảng 100 từ nêu luận điểm của vai trò việc học”
Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc học, quả thật “học” là một việc nan giải nhất của cuộc đời ta. Mỗi người ở một vị trí khác nhau có những suy nghĩ về việc học hoàn toàn khác nhau. Giá như những suy nghĩ trên là suy nghĩ của một người đã trưởng thành thì dưới đây lại là suy nghĩ của một người đã “xế chiều” mà tôi từng đọc được trên một trang báo mạng: Cái mục đích chân chính của sự học là thế đó. Học như thế mới mong bổ ích cho đời, làm được một phần việc trong xã hội. Trái lại, nếu cắp sách đến trường mà trong não đã mơ tưởng đến chức kia hàm nọ, thấy người xuống ngựa lên xe, mà cũng ao ước cho được cửa cao nhà rộng, thì cái bả hư vinh, cái mồi phú quý ấy chắc không chắc không sao nhắc ta lên cái địa vị làm một người chân chính ở đời được. Vậy ai muốn khỏi cái tiếng hư sinh thì cần phải “học để làm người”; mà học để làm người không phải cắp sách đến trường và thi đỗ bằng này bằng nọ, nhưng chính là noi gương kim cổ mà học theo, làm cho hết nghĩa vụ một người đối với nhân quần xã hội vậy.
Nếu như một người đã đứng tuổi suy nghĩ về việc học sau khi đã có nhiều kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời mình thì một học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường lại có một suy nghĩ hoàn toàn khác. Đó là sự trăn trở, lo lắng cho tương lai của mình sau này, sự trăn trở về công việc cho tương lai, vì không thể xác định được tương lai của mình nằm ở đâu.
Nhiều khi việc học, việc lo lắng cho tương lai của những người trẻ vẫn là mông lung lắm, đôi khi không biết bắt đầu từ đâu cho cái sự học của mình. Nếu bạn đã từng đọc Oxford thương yêu thì bạn đã nhận ra một điều, đôi khi cái “sự học” của người Việt Nam nhận được một cái nhìn phiến diện từ những đất nước khác. Điều làm tôi ấn tượng là việc học và những suy nghĩ về việc học tập của người Việt hiện nay. Thật là khó chịu nếu bị một người nói thẳng vào mặt là phát triển không có nhiều cơ hội hoàn thành khóa học; rằng người Việt mình không được dạy cách học và làm việc khoa học, có hiệu quả; rằng thực ra niềm tự hào của chúng ta chẳng là gì cả. Nhưng thực sự thì đó là sự thật, đó cũng là vấn đề của nền giáo dục nước nhà, mình không có đủ trình độ để đưa ra nhận xét hay giải quyết, nhưng vấn đề là sinh viên của Việt Nam tuy thông minh nhưng không có cách học hiệ quả. Fernando đã nói với Kim rằng học sinh ở Anh được cách sắp xếp thời gian biểu và học tập hiệu quả nhất, còn cô gái Việt Nam này phải đến cao học mới bắt đầu. Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam không biết cách làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Có nên chăng dành hẳn một môn học cho những học sinh tiểu học về cách phân chia thời gian biểu và sử dụng tốt chúng thay vì bắt ép các em tham gia những lớp học thêm và bị nhồi nhét một cách không cần thiết?
Một điều nhức nhối nữa là người Việt mình bị bệnh thành tích, mọi người chỉ quan tâm mình được bao nhiêu điểm, quan tâm con mình có được học sinh giỏi không, và mọi người xung quanh nhìn mình hay con mình ngưỡng mộ như thế nào. Để làm cái gì? Nếu như khả năng thực sự của học sinh không đúng như bằng cấp hay điểm số phản ánh. Cái mà người phương Tây coi trọng là kiến thức trong đầu và khả năng thực sự trong khi cái mà chúng ta quan tâm chỉ có thành tích, thành tích, thành tích. Và chúng ta cứ lôi cái bốn ngàn năm văn hiến ra để tự hào với nhau. Trong các buổi gặp mặt ngoại giao, có ai thẳng thừng nói đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, rằng bây giờ không phải lúc, không phải lúc để ôm mãi những chiến thắng của quá khứ. Ghi nhớ lịch sử là một điều quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải làm sao để ngay cả những người dân sống ở các nước phát triển tôn trọng và đánh giá cao người Việt Nam.
Sinh viên Việt Nam đi du học có thể dễ dàng làm quen với nếp sống, cách học tập và làm việc ở nước ngoài, và khi về nước họ được đánh giá cao bởi tác phong, kinh nghiệm và những kiến thức thực sự, trừ những trường hợp ngoại lệ, nhưng đó chỉ là một con số vô cùng nhỏ xét trên hàng triệu người dân Việt. Bắt đầu từ đâu? Ngẫm lại thì việc học của người Việt ta quả thật vẫn còn là một vấn đề quá nan giải, vẫn là một bài toán còn bỏ ngỏ mà không biết đến bao giờ mới được đáp số chính xác.
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lý. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lý thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lý thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.
Lý thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.
Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kỹ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.
Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên: “Học! Học nữa! Họcmãi!”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc học, quả thật “học” là một việc nan giải nhất của cuộc đời ta. Mỗi người ở một vị trí khác nhau có những suy nghĩ về việc học hoàn toàn khác nhau. Giá như những suy nghĩ trên là suy nghĩ của một người đã trưởng thành thì dưới đây lại là suy nghĩ của một người đã “xế chiều” mà tôi từng đọc được trên một trang báo mạng: Cái mục đích chân chính của sự học là thế đó. Học như thế mới mong bổ ích cho đời, làm được một phần việc trong xã hội. Trái lại, nếu cắp sách đến trường mà trong não đã mơ tưởng đến chức kia hàm nọ, thấy người xuống ngựa lên xe, mà cũng ao ước cho được cửa cao nhà rộng, thì cái bả hư vinh, cái mồi phú quý ấy chắc không chắc không sao nhắc ta lên cái địa vị làm một người chân chính ở đời được. Vậy ai muốn khỏi cái tiếng hư sinh thì cần phải “học để làm người”; mà học để làm người không phải cắp sách đến trường và thi đỗ bằng này bằng nọ, nhưng chính là noi gương kim cổ mà học theo, làm cho hết nghĩa vụ một người đối với nhân quần xã hội vậy.
Nếu như một người đã đứng tuổi suy nghĩ về việc học sau khi đã có nhiều kinh nghiệm từng trải trong cuộc đời mình thì một học sinh, đang ngồi trên ghế nhà trường lại có một suy nghĩ hoàn toàn khác. Đó là sự trăn trở, lo lắng cho tương lai của mình sau này, sự trăn trở về công việc cho tương lai, vì không thể xác định được tương lai của mình nằm ở đâu.
Nhiều khi việc học, việc lo lắng cho tương lai của những người trẻ vẫn là mông lung lắm, đôi khi không biết bắt đầu từ đâu cho cái sự học của mình. Nếu bạn đã từng đọc Oxford thương yêu thì bạn đã nhận ra một điều, đôi khi cái “sự học” của người Việt Nam nhận được một cái nhìn phiến diện từ những đất nước khác. Điều làm tôi ấn tượng là việc học và những suy nghĩ về việc học tập của người Việt hiện nay. Thật là khó chịu nếu bị một người nói thẳng vào mặt là phát triển không có nhiều cơ hội hoàn thành khóa học; rằng người Việt mình không được dạy cách học và làm việc khoa học, có hiệu quả; rằng thực ra niềm tự hào của chúng ta chẳng là gì cả. Nhưng thực sự thì đó là sự thật, đó cũng là vấn đề của nền giáo dục nước nhà, mình không có đủ trình độ để đưa ra nhận xét hay giải quyết, nhưng vấn đề là sinh viên của Việt Nam tuy thông minh nhưng không có cách học hiệ quả. Fernando đã nói với Kim rằng học sinh ở Anh được cách sắp xếp thời gian biểu và học tập hiệu quả nhất, còn cô gái Việt Nam này phải đến cao học mới bắt đầu. Đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam không biết cách làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Có nên chăng dành hẳn một môn học cho những học sinh tiểu học về cách phân chia thời gian biểu và sử dụng tốt chúng thay vì bắt ép các em tham gia những lớp học thêm và bị nhồi nhét một cách không cần thiết?
Một điều nhức nhối nữa là người Việt mình bị bệnh thành tích, mọi người chỉ quan tâm mình được bao nhiêu điểm, quan tâm con mình có được học sinh giỏi không, và mọi người xung quanh nhìn mình hay con mình ngưỡng mộ như thế nào. Để làm cái gì? Nếu như khả năng thực sự của học sinh không đúng như bằng cấp hay điểm số phản ánh. Cái mà người phương Tây coi trọng là kiến thức trong đầu và khả năng thực sự trong khi cái mà chúng ta quan tâm chỉ có thành tích, thành tích, thành tích. Và chúng ta cứ lôi cái bốn ngàn năm văn hiến ra để tự hào với nhau. Trong các buổi gặp mặt ngoại giao, có ai thẳng thừng nói đã đến lúc nhìn thẳng vào sự thật, rằng bây giờ không phải lúc, không phải lúc để ôm mãi những chiến thắng của quá khứ. Ghi nhớ lịch sử là một điều quan trọng nhưng quan trọng hơn là phải làm sao để ngay cả những người dân sống ở các nước phát triển tôn trọng và đánh giá cao người Việt Nam.
Sinh viên Việt Nam đi du học có thể dễ dàng làm quen với nếp sống, cách học tập và làm việc ở nước ngoài, và khi về nước họ được đánh giá cao bởi tác phong, kinh nghiệm và những kiến thức thực sự, trừ những trường hợp ngoại lệ, nhưng đó chỉ là một con số vô cùng nhỏ xét trên hàng triệu người dân Việt. Bắt đầu từ đâu? Ngẫm lại thì việc học của người Việt ta quả thật vẫn còn là một vấn đề quá nan giải, vẫn là một bài toán còn bỏ ngỏ mà không biết đến bao giờ mới được đáp số chính xác.
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.
Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lý. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.
Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.
Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.
Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lý thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lý thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.
Lý thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.
Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.
Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.
Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.
Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kỹ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.
Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.
Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.
Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.
Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên: “Học! Học nữa! Họcmãi!”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.