Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình diễn dịch để nhận xét về vẻ đẹp của Thúy Kiều . Trong đó có sử dụng phép lặp và phép nối hãy chỉ rõ phép liên

Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình diễn dịch để nhận xét về vẻ đẹp của Thúy Kiều . Trong đó có sử dụng phép lặp và phép nối hãy chỉ rõ phép liên kết đó

0 bình luận về “Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo mô hình diễn dịch để nhận xét về vẻ đẹp của Thúy Kiều . Trong đó có sử dụng phép lặp và phép nối hãy chỉ rõ phép liên”

  1. Bằng mười hai dòng thơ với ngôn ngữ cực tả, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức chân dung về Thúy Kiều với đầy đủ cả sắc, tài lẫn tình. Khác với Thúy Vân, khi tả Thúy Kiều, ông không chỉ nói đến sắc đẹp bên ngoài mà còn giới thiệu về cả trí tuệ, tình cảm “Kiều sắc sảo, mặn mà”, tức là sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Nhờ Vân được tả trước mà lúc này sắc đẹp của Kiều trội hẳn lên; vượt lên vẻ đẹp đoan trang của Thúy Vân “So bề tài sắc lại là phần hơn”. NT đòn bẩy “càng”, “hơn”, dùng Thúy Vân làm nền cho Thúy Kiều, Nguyễn Du nhấn mạnh vẻ đẹp của Kiều mới thực sự là tột đỉnh của sắc đẹp. Vẻ đẹp ấy chỉ được chấm phá bằng một nét duy nhất, đó là đôi mắt nàng “Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Một đôi mắt trong sáng, long lanh như làn nước mùa thu cùng nét lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân thể hiện một tâm hồn đang ở độ trong veo, dạt dào sức sống thanh xuân. Sở dĩ nhà thơ chỉ nhấn mạnh vào đôi mắt bởi vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, qua đôi mắt nàng đủ cho thấy một tâm hồn tươi trẻ, sự tinh anh của trí tuệ, đôi mắt ẩy đã hút hồn bao người, làm người ta say đắm đến mất thành mất nước “nghiêng nước nghiêng thành”, khiến hoa liễu “hờn”, “ghen”. Một hệ thống ngôn ngữ được chọn lọc kĩ càng, biện pháp tu từ ẩn dụ “làn thu thủy, nét xuân sơn”, thậm xưng, điển tích đã khiến cho sắc đẹp của Kiều thêm hoàn thiện, viên mãn. Sắc đã tuyệt trần “sắc đành đòi một”, Kiều còn tài hoa đến lí tưởng, có thể xếp vào hạng đầu “tài đành họa hai”: “Thông minh vốn sẵn tính trời/ Pha nghề thì họa đủ mùi ca ngâm”. Nàng bẩm sinh thông minh và có tài cầm, kì, thi, họa vượt trội. Tài nào cũng tuyệt diệu nhưng cuộc đời Kiều thường gắn với tiếng đàn và một bản đàn “Bạc mệnh”. Đó là khúc nhạc của một trái tim đa sầu đa cảm, sớm nhận ra và cảm thông cho bao nỗi bất hạnh của nhũng kiếp hồng nhan bac mệnh. Đó chính là cái tình của Kiều. Phải chăng khúc nhạc của một cô gái mới mười lăm tuổi chính là những dự cảm của cô về những gian truân bất hạnh của cuộc đời mình, một cuộc đời sẽ bị lắm kẻ ganh ghét “Hoa ghen thua thắm liêu hờn kém xanh”. Điều đó cũng dễ hiểu vì vẻ đẹp của Kiều đã vượt trội so với vẻ đẹp tự nhiên vốn được coi là chuẩn mực, là khuôn vàng, thước ngọc khiến cho “trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Xã hội chao đảo vì sắc đẹp tài năng của Thúy Kiều khiến cuộc đời nàng sẽ gặp nhiều sóng gió, phong ba và mười lăm năm lưu lạc, truân chuyên của Kiều là một bằng chứng

    Bình luận

Viết một bình luận