viết đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp trình bày cảm nhận về nhân vật Vũ nương trong đoạn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán
viết đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp trình bày cảm nhận về nhân vật Vũ nương trong đoạn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu cảm thán
Vũ Nương có tính cách thùy mị, nết na”, nét đẹp dịu dàng, hiền hậu, dễ mến. Vũ Nương được vào nhiều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ những phẩm chất đẹp đẽ của nàng. Trước hết, nàng là một người con dâu hiếu thảo. Chồng đi lính cũng là khoảng thời gian Vũ Nương phải một mình chăm con nhỏ, chăm sóc mẹ già tận tình, chu đáo. Khi mẹ chồng vì nhớ con mà ốm yếu, “Nàng hết sức thuốc thang lấy lời khôn khéo khuyên lơn”. Đến khi bà mất, nàng”hết lời thương xót”và đã báo hiếu rất chu toàn “lo ma chay, tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”. Không những thế, nàng còn là người vợ thủy chung, trọng tình trọng nghĩa. Trong cuộc sống vợ chồng, biết Trương Sinh có tính hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không lúc nào phải xảy ra thất hòa. Nàng luôn chú ý giữ gìn mình khi chồng vắng nhà “ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng. Ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót..”. Nàng là người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực. Khi chồng vắng nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực. Hằng đêm, chỉ cái mình trên tường để dỗ dành con nói đấy là cha của nó. Thế nhưng nàng lại có số phận bất hạnh. Trương Sinh đi lính về, do hiểu lầm về lời nóicon trẻ mà đã đánh đuổi Vũ Nương đi mặc cho nàng phân trần. Cách xử sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh đã dẫn đến cái chết thảm khốc của Vũ Nương, một sự bức tử mà kẻ bức tử lại hoàn toàn vô can. Như vậy, Vũ Nương, một người phụ nữ Xinh đẹp, nết na, hiền thục, lại đảm đang, tháo vát, thờ kính mẹ chồng, rất mực hiếu thảo, một dạ thuỷ chung với chồng, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình, song lại phải chết một cách oan uổng, đau đớn.
$@Shiro$
Vũ Nương – người phụ nữ dưới chế độ xã hội phong kiến. Người vợ phải tự vẫn để minh oan cho sự thuỷ chung của mình.Khi chồng vào lính, Vũ Nương một mình đảm đang, nuôi dạy con thơ, chăm sóc thuốc thang cho mẹ chồng đau yếu, làm ma chay tống tang khi mẹ chồng qua đời. Vũ Nương giữ tròn hiếu đạo với mẹ chồng, giữ tròn tình nghĩa với chồng.Nhưng,Vũ Ngương lại không hề may mắn.Nỗi hàm oan không được quyền nói, suy xét cho ra là bởi con người độc đoán, phàm phu lại kém văn hoá như Trương Sinh khi chàng ra lính trở về .Chàng mắng nhiếc vợ thật thậm tệ rồi “đánh đuổi nàng đi”. Vũ Nương không hề có lỗi lầm gì, nàng thuỷ chung, trinh trắng, đức hạnh vẹn toàn nhưng sự đối xử của chồng làm cho nàng hoàn toàn thất vọng, không hiểu nỗi oan khuất từ đâu mà ra. Không có cách nào để giãi bày, thất vọng bởi hạnh phúc – niềm vui “nghi gia nghi thất” không còn nữa, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan. Hành động tự vẫn là thái độ cuối cùng nàng được phép bởi không thể giải bày được với chồng, tiết hạnh của nàng sẽ bị hoen ố, biết bao giờ phai mờ đi trong tâm trí của chồng.Từ đó ta thấy được rằng Vũ Nương là một người vợ hiền lành, đầy tiết nghĩa, thuỷ chung phải chết dẫu không có tội tình gì.