Viết đoạn văn khoảng 20 dòng nêu cảm nhận về khổ cuối bài thơ quê hương trong đó có sử dụng 1 câu nghi vấn 1 câu cảm thán

By Harper

Viết đoạn văn khoảng 20 dòng nêu cảm nhận về khổ cuối bài thơ quê hương trong đó có sử dụng 1 câu nghi vấn 1 câu cảm thán

0 bình luận về “Viết đoạn văn khoảng 20 dòng nêu cảm nhận về khổ cuối bài thơ quê hương trong đó có sử dụng 1 câu nghi vấn 1 câu cảm thán”

  1. Đáp án :                      

                                     “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

                                      Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

                                      Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

                                      Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

          “Tưởng nhớ” quê hương là nhớ màu xanh của nước, màu bạc tươi ngon của cá, màu vôi bạc phếch của cánh buồm. Là nhớ con thuyền làng chài “rẽ sóng chạy ra khơi”, là nhớ “cái mùi nồng mặn quá “trong hương vị của biển. Chữ “thoáng” trong câu vừa gợi tả hình bóng con thuyền ra khơi mờ dần nơi cuối biển, vừa thể hiện niềm “tưởng nhớ” trong hoài niệm của tác giả. Vậy tại sao đoạn thơ ấy lại có thể đi sâu vào tâm hồn độc giả? Tố Hữu đã ca ngợi thơ Tế Hanh là những câu hát yêu thương, còn nhà thơ Xuân Diệu thì cho rằng nó như một dòng suối nhỏ nhưng là nguồn tình cảm trong lành và bền vững. Đọc bài Quê hương của Tế Hanh ta cảm thấy yêu thơ và tâm hồn thơ của Tế Hanh. Với ông những cảnh sắc về bầu trời, dòngsông, cánh buồm, bến đỗ, con cá… là màu sắc, là hương vị là hình bóng thân yêu của quê nhà. Hình tượng thơ của Tế Hanh tuy bình dị mà rất có tình. Những nét nhân hóa trong bài thơ Quê hương rất sáng tạo và hấp dẫn người đọc. Đó chính là điểm nhấn giúp bài thơ giàu tình cảm và cảm xúc. Nó làm cho khổ thơ ấy mang một nỗi nhớ quê hương nước nhà của tác giả. Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, tác phẩm này của Tế Hanh được coi là bài thơ đầu tiên, bài thơ có “hồn” nhất viết về quê hương. Nó đã khơi dòng để sau này có nhiều bài thơ nối tiếp xuất hiện như: “Bên Kia Sông Đuống” (Hoàng Cầm), “Nhớ Con Sông Quê Hương” (Tế Hanh), … Người đọc tìm thấy hình bóng tuổi thơ trong bài thơ. Quê hương của một người đã trở thành của muôn người và muôn đời là thế!

    Giải thích các bước giải :

        – Chữ in đậm: Câu nghi vấn

        – Chữ in nghiêng và gạch chân: Câu cảm thán

    * CHÚC BẠN HỌC TỐT *

          

    Trả lời

Viết một bình luận