viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của em về bản chất tầng lớp quan lại trong xã hội cũ
0 bình luận về “viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của em về bản chất tầng lớp quan lại trong xã hội cũ”
Văn bnar “Sống chết mặc bay” đã khắc họa thành công hình ảnh tầng lớp quan lại và số phận người dân trong xã hội xưa. Có thể thấy sự đối lập rõ rệt giữa hai tầng lớp trên. Đáng nhẽ quan lại phải là những người như cha mẹ nhân dân, hết lòng chăm lo cho nhân dân. Ấy vậy mà, quan lại ung dung ăn chơi sa đọa, không cần biết nhân dân đói khổ ra sao. Ngoài kia là nhân dân khổ sở mọi bề: vừa chịu cảnh đói nghèo, thiên tai, vừa chịu áp bức của tầng lớp thống trị. Người dân lao động không có quyền lên tiếng, chỉ biết cắn răng mà cam chịu. Dân càng khổ, quan càng sung sướng.
Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn – nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu – kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị “phụ mẫu” ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê “thẩm lậu” tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.
Văn bnar “Sống chết mặc bay” đã khắc họa thành công hình ảnh tầng lớp quan lại và số phận người dân trong xã hội xưa. Có thể thấy sự đối lập rõ rệt giữa hai tầng lớp trên. Đáng nhẽ quan lại phải là những người như cha mẹ nhân dân, hết lòng chăm lo cho nhân dân. Ấy vậy mà, quan lại ung dung ăn chơi sa đọa, không cần biết nhân dân đói khổ ra sao. Ngoài kia là nhân dân khổ sở mọi bề: vừa chịu cảnh đói nghèo, thiên tai, vừa chịu áp bức của tầng lớp thống trị. Người dân lao động không có quyền lên tiếng, chỉ biết cắn răng mà cam chịu. Dân càng khổ, quan càng sung sướng.
Sống chết mặc bay là tác phẩm đi đầu trong phong trào truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Để đạt được thành công đó không thể thiếu đi linh hồn của truyện ngắn – nhân vật. Và trong tác phẩm này, nhân vật được tác giả khắc họa rõ nét nhất chính là quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu – kẻ ăn bổng lộc triều đình để phụ trách việc đê điều, vậy mà khi nước dâng cuồn cuộn, mưa tầm mưa tã lại bỏ mặc con dân mà tận hưởng cuộc sống xa hoa, an nhàn. Đối lập với hình ảnh đó, là cảnh tượng người dân cơ cực, khốn đốn vật lộn với cơn lũ. Mà đâu phải các vị “phụ mẫu” ấy không biết, mà rõ rằng đình vững chãi vậy, đê có sập cũng chẳng hề gì nên mới mải mê cờ bạc từ khi đê “thẩm lậu” tới khi nước cuốn thành vực sâu. Qua nghệ thuật tăng cấp và tương phản, Phạm Duy Tốn đã khắc họa rõ nét bản chất xấu xa; không chỉ hách dịch mà còn vô trách nhiệm, vô nhân tính của tên quan phụ mẫu. Quan phụ mẫu chính là nhân vật đại diện cho tầng lớp quan lại trong xã hội phong kiến đương thời.