Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa qua bài “bánh trôi nước”

Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa qua bài “bánh trôi nước”

0 bình luận về “Viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa qua bài “bánh trôi nước””

  1. *Bài làm

        Có thể nói bài thơ “Bánh Trôi Nước” vừa là tiếng nói trân trọng phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ. Từ “trắng” và “tròn” và động từ “vừa”, tác giả dùng những từ trên để nhấn mạnh tâm hồn, vẻ đẹp đầy đặn của người phụ nữ phúc hậu. Nhà thơ còn sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để gợi phẩm chất thủy chung, son sắt không thay đổi của người phụ nữ. Tiếptheo, bài thơ còn là lời cảm thương với số phận khổ đau. Tác giả sử dụng thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” và cặp từ trái nghĩa để biểu lộ số phận bấp bênh, long đong. Không những thê, nhà thơ còn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ đó là “tay kẻ nặn”, chính là xã hội bất công mà người phụ nữ không thể quyết định số phận của mình. Tác giả còn dùng các quan hệ từ “mặc dầu, mà” như là 1 lời khẳng định dõng dạc của nhà văn Hồ Xuân Hương. Có thể nói, bài thơ “Bánh Trôi Nước” là tiếng nói nữ quyền chứa đựng đậm tính nhân văn.

    ====================================

    Chúc bạn học tốt!

    Cho mình xin ctlhn ạ!

    Bình luận
  2. Bài làm:

    Qua bài thơ ” Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. ” Trắng ” của làn da, ” tròn ” là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ ” tấm lòng son ” , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ ” Ba chìm bảy nổi ” được tác giả biến đổi thảnh ” Bảy nổi ba chìm ” , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

    Xin hay nhất ạ ^^

    Bình luận

Viết một bình luận