Viết đoạn văn khoảng 9 câu làm sáng tỏ câu chủ đề sau:Bài thơ “Qua đèo Ngang ” đã cho chúng ta cảm nhận được nỗi buồn cô đơn và niềm hoài cổ thầm kín

Viết đoạn văn khoảng 9 câu làm sáng tỏ câu chủ đề sau:Bài thơ “Qua đèo Ngang ” đã cho chúng ta cảm nhận được nỗi buồn cô đơn và niềm hoài cổ thầm kín của bà Huyện Thanh Quan. Trong đoạn có sử dụng quan hệ từ:))
Ai nhanh nhất thì mình cho Câu Trả Lời Hay Nhất và 50 điểm luôn nhé:))
(làm nhanh giúp mình nhé)
THANKS

0 bình luận về “Viết đoạn văn khoảng 9 câu làm sáng tỏ câu chủ đề sau:Bài thơ “Qua đèo Ngang ” đã cho chúng ta cảm nhận được nỗi buồn cô đơn và niềm hoài cổ thầm kín”

  1. Bài thơ “Qua đèo Ngang ” đã cho chúng ta cảm nhận được nỗi buồn cô đơn và niềm hoài cổ thầm kín của bà Huyện Thanh Quan. Nỗi buồn trong bài thơ được minh chứng rõ nét qua yếu tố không gian và thời gian. Không gian “đèo Ngang” cùng “bóng xế tà” đã trở thành điểm tựa cho nỗi buồn cô đơn trong lòng nhân vật trữ tình. Thiên nhiên, cảnh vật nơi đèo Ngang với cỏ cây, hoa lá và cả bóng người nhưng cũng không khiến nỗi buồn ấy với đi. Bởi lẽ đó là con người “lom khom”, là những hoạt động “lác đác”. Từ láy tượng hình đã cho ta hiểu hơn về cuộc sống tẻ nhạt, chầm chậm và buồn man mác của con người. Để rồi từ đó thi nhân với niềm hoài cổ trực tiếp bộc lộ tình cảm một cách chân thành, thiết tha: nhớ nước, thương nhà. Bà huyện Thanh Quan mang trong bao nỗi sầu muộn để giưa không gian bao la ấy, tác giả chỉ còn có thể hướng về quá khứ mà nhìn ngắm, mà cảm nhận cái đẹp. Thiên nhiên, cảnh vật, con người, nỗi u sầu bao trùm lên mọi vật là khoảng lặng trầm buồn trong thơ, trong tâm trạng thi nhân. 

    Bình luận
  2. Trong văn học trung đại Việt Nam, bên cạnh một “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương mạnh mẽ, sắc sảo, đầy cá tính là một Bà Huyện Thanh Quan với những điệu buồn trang nhã, nhẹ nhàng, man mác mà da diết thấm sâu. Với một số lượng ít ỏi tác phẩm còn lại đến ngày nay nhưng thơ Bà Huyện có sức ám ảnh, day dứt tâm can con người. Cùng với Chiều hôm nhớ nhà, Thăng Long thành hoài cổ,… bài thơ Qua Đèo Ngang xứng đáng được xem như một tác phẩm cổ điển, của văn học nước nhà. Sau khi cảm nhận toàn bộ tác phẩm,  thể thấy rằng hai câu kết là hai câu thơ hay nhất trong bài. Nhà thơ Tế Hanh đã có một nhận xét rất hay: “Hai câu thơ này vừa kết thúc bài thơ lại vừa mở ra một chân trời cảm xúc mới”.

    “Bước tới Đèo Ngạng bóng xế tà

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

    Lom khom dưới núi tiều vài chú

    Lác đác bên sông chợ mấy nhà

    Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

    Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

    Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

    Một mảnh tình riêng ta với ta”.

    Bài thơ ra đời vào thời gian Bà Huyện Thanh Quan lên đường vào kinh đô Phú Xuân theo lệnh của vua Nguyễn. Phải rời thành Thăng Long quê hương lòng bà buồn khôn xiết. Huống hồ, chuyến đi ấy lại đi qua Đèo Ngang – con đèo nổi tiếng trong lịch sử, từng là nơi chia cắt đất nước ta thành Đàng Trong – Đàng Ngoài vào thế kỉ XVI.

    Bài thơ mở ra bằng không gian buổi chiều sâu lắng: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà”. Không gian chiều thường gợi buồn gợi nhớ. Chiều trong ca dao cũng thường trở đi trở lại với vẻ buồn, nó đồng điệu và bởi thế dễ để người ta giãi bày tâm sự, thổ lộ tâm tư:

    “Chiều chiều ra đứng ngõ sau

    Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

    Qua Đèo Ngang có cảnh chiều tà hoang vắng và một nỗi buồn thầm lặng, cô đơn.

    Hai câu đề mở ra cảnh chiều nơi đèo cao heo hút, hoang sơ:

    Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

    Cỏ cây chen lá, đá chen hoa.

    Dừng chân trên đèo khi bóng chiều đã xế, cảnh, tượng cây cỏ um tùm gợi một cảm giác ngao ngán, cái buồn đã bắt đầu xâm lấn vào hồn. Điệp từ “chèn” ở câu thứ hai cực tả được cái hoang dại, rậm rạp choán ngợp không gian. Tiếp đến, hai câu thực, với cái nhìn ở tầm xa, từ bên trên mà quan sát, khung cảnh chợt khiến ta bâng khuâng, nao nao buồn:

    Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

    Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

    Từ “lom khom” chỉ dáng người tiều phu nhặt củi, nó gợi sự vất vả, nỗi nhọc nhằn phải luôn ở tư thế khom lưng góp nhặt. Từ “lác đác” lại chỉ sự thưa thớt, ít ỏi. Hai từ láy này được đặt lên đầu câu theo phép đảo ngữ cùng với phép đối: Lom khom / Lác đác, dưới núi / bên sông, tiều vài chú / chợ mấy nhà và nhất là hai từ vài  mấy, chúng gợi vẻ lam lũ của con người, thưa vắng, heo hút, buồn tẻ của sự sống.

    Bình luận

Viết một bình luận