Viết đoạn văn làm rõ : Những câu tục ngữ chính là túi khôn của nhân dân ( lấy các câu tục ngữ khác để làm rõ nha )

By Anna

Viết đoạn văn làm rõ :
Những câu tục ngữ chính là túi khôn của nhân dân ( lấy các câu tục ngữ khác để làm rõ nha )

0 bình luận về “Viết đoạn văn làm rõ : Những câu tục ngữ chính là túi khôn của nhân dân ( lấy các câu tục ngữ khác để làm rõ nha )”

  1. Từ xưa đến nay, ông cha ta đã truyền để lại biết bao kinh nghiệm hay và để lại cho con cháu chúng ta biết bao bài học đã ăn sâu vào mỗi người. Từ những câu tục ngữ quen thuộc,hay những câu chuyện sự tích được bắt đầu từ thời xưa nhưng đã tạo nên những thói quen vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Có lẽ cũng vì thế mà ông cha ta có câu tục ngữ rằng” túi khôn của nhân dân”.

    Túi được biết đến là vật dụng quen thuộc pụ vụ đời sống của con người,nó được làm từ rất nhiều nguyên liệu như : ni lông,vải,giấy,da… mục đích của chúng là để chứ đựng những vật để mang theo bên người. Vậy tại sao ông cha ta lại nói rằng “ túi khôn” của nhân? Thật khó có thể lí giải chính xác được câu nói đó. “ Khôn” tức là trí khôn,trí tuệ của con người theo khoa học nó còn được gọi chất xám của con người. Tuy nhiên không phải ai sinh ra đều có những trí thông minh khác người,mà nếu có thì số đó rất ít. Sự thông minh hay trí khôn đều bắt đầu tự sự kiên trì ,học tập và nỗ lực của con người,không phải ngay từ khi sinh ra là chúng ta đã có. Tục ngữ dân gian Việt Nam là tinh hoa của nhân loại,những câu nói có giọng điệu,có nhịp và vần không những dễ nhớ mà lại để ấn tượng lớn cho thế hệ con cháu sau này.

    Ở mỗi khía cạnh của đời sống đều có những câu ca dao rất hay,có những câu ca dao nghe mà thấm thía được cuộc sống. “ Bút sa gà chết; Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng…” .Nếu người không hiểu được kĩ ý thì ban đầu ai cũng nghĩ là nói xấu,nói không tốt thế nhưng xét về ý sâu rộng thì đó là điều rẩt đúng. Đó gần như là lời nhận xét là lời chỉ trích mà ông cha không thể hiện trực tiếp bằng câu từ thô thiển mà lại sử dụng giọng thơ như muốn giảm nhẹ suy nghĩ của người đối diện.

    Thiên nhiên như dung hòa với cuộc sống, gắn liền với nhân loại những câu ca dao gần gũi nhưng lại mang tính chất như báo hiệu cho con người biết trước điều gì để tránh được những điều xui xẻo điều không may mắn. “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,ngày tháng mười chưa cười đã tối; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,bay cao thì nắng bay vừa thì râm…” Đó là những hình ảnh rất quen thuộc nhưng lại được cha ông ta sử dụng rất nhiều vào cuộc sống. Tất cả là những kinh nghiệm sống là thói quen mà ông cha ta đã đúc kết lâu ngày để tạo nên những thói quen giúp ích cho người dân.Ngoài ra thì những câu ca dao liên quan đến phương thức canh tác,hay những câu ca dao về lao động cũng không kém phần giúp ích cho con người biết được cái ác hay cái xấu. Những câu nói lắng động và ăn sâu vào mỗi người mang tính khuyên răn,dạy bảo cho con cháu theo một hướng đi tốt nhất cho cuộc sống của mình, “ Túi khôn” của nhân dân là những kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết để lại cho con cháu,nó là những câu ca dao,câu tục ngữ,hay lời bài hát… Tất cả được dựa vào rất nhiều khía cạnh của cuộc sống như thiên nhiên,thời tiết,và để có thể tạo ra những “ túi khôn” đó đều dựa vào những thói quen và hành động của con người.

    Chỉ với những lời ca tiếng hát mộc mạc,chân thành và giản dị ông cha ta đã để lại cho con cháu những kho tàng kiến thức kinh nghiệm lớn về cuộc sống. Những câu nói mang những ý nghĩa lớn và chứa đựng những ý nghĩa sâu xa nhưng lại có hữu ích với cuộc sống của chúng ta. Do vậy nhưng chúng ta càng phải phát huy” túi khôn” của mình hơn nữa để cuộc sống thêm màu mè,thêm hiểu biết để giúp ích cho con người.

    Trả lời
  2. Những câu tục ngữ chính là túi khôn của nhân dân ta. Đó là sự đúc kết kinh nghiệm của cha ông qua hàng nghìn năm lịch sử. Đọc những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, nghe những lời như “đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ ngày tháng mười chưa cười đã tối” ta đều bất ngờ vì sự sinh động của nó. Nhưng hơn cả, đó là câu chuyện về việc cha ông đã quan sát tự nhiên, nhìn vào thời gian để biết sắp xếp công việc cũng như có được sự chuẩn bị cho mình nếu có mưa bão “tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”. Trong thời đại mà chẳng có phương tiện thiết bị hiện đại, sự tỉ mỉ trong quna sát của cho ông khiến ta hiểu hơn về trí khôn ấy. Nhận thức của cha ông về lao động sản xuất trong quan niệm về thời vụ cũng vẫn đúng đắn và ta có thể áp dụng trong cuộc sống hôm nay. Hay qua câu tục ngữ về con người, ta lại có được túi khôn của nhân dân trong việc nhìn nhận đánh giá một người, trong thái độ với việc học ,trong sự ứng xử với thất bại… Bài học trong túi khôn của cha ông luôn có giá trị nghìn đời. Chúng đã và đang tạo ra những đổi thay trong nhận thức và hiểu biết của ta. 

    Trả lời

Viết một bình luận