Viết đoạn văn năm câu nêu cảm nhận của em về người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước
0 bình luận về “Viết đoạn văn năm câu nêu cảm nhận của em về người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước”
Cho mik lố số câu một chút nhé
Bài làm
Qua bài thơ “Bánh trôi nước”, tác giả Hồ Xuân Hương đã miêu tả vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ trong chế độ cũ. Bà đã gợi lên hình ảnh “trắng”, “tròn” của chiếc bánh để nhấn mạnh vẻ đẹp trong trắng, trang nhã mà phúc hậu, hiền lành của họ và với câu thành ngữ “ba chìm bảy nổi”, bà đã bộc lộ được số phận lênh đênh không biết nơi nương tựa của người phụ nữ, chỉ có thể dựa vào quyết định của người khác, số phận may rủi, sang hèn của họ tuỳ thuộc vào người chồng của mình, “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”. Cuộc đời có long đong, chìm nổi đầy gian truân, sóng gió như thế nào thì họ vẫn giữ được tấm lòng son sắt, xinh đẹp, trong trắng của mình qua câu thơ cuối: “Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son”… đó cũng là 1 phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời gián tiếp lên án, phê phán xã hội “trọng nam khinh nữ”, đòi lại công bằng cho người phụ nữ thấp hèn trong chế độ cũ.
Qua bài thơ ” Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. ” Trắng ” của làn da, ” tròn ” là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ ” tấm lòng son ” , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ ” Ba chìm bảy nổi ” được tác giả biến đổi thảnh ” Bảy nổi ba chìm ” , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.
Cho mik lố số câu một chút nhé
Bài làm
Qua bài thơ “Bánh trôi nước”, tác giả Hồ Xuân Hương đã miêu tả vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ trong chế độ cũ. Bà đã gợi lên hình ảnh “trắng”, “tròn” của chiếc bánh để nhấn mạnh vẻ đẹp trong trắng, trang nhã mà phúc hậu, hiền lành của họ và với câu thành ngữ “ba chìm bảy nổi”, bà đã bộc lộ được số phận lênh đênh không biết nơi nương tựa của người phụ nữ, chỉ có thể dựa vào quyết định của người khác, số phận may rủi, sang hèn của họ tuỳ thuộc vào người chồng của mình, “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó”. Cuộc đời có long đong, chìm nổi đầy gian truân, sóng gió như thế nào thì họ vẫn giữ được tấm lòng son sắt, xinh đẹp, trong trắng của mình qua câu thơ cuối: “Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son”… đó cũng là 1 phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt, số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời gián tiếp lên án, phê phán xã hội “trọng nam khinh nữ”, đòi lại công bằng cho người phụ nữ thấp hèn trong chế độ cũ.
Chúc bạn học tốt
Qua bài thơ ” Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. ” Trắng ” của làn da, ” tròn ” là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ ” tấm lòng son ” , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ ” Ba chìm bảy nổi ” được tác giả biến đổi thảnh ” Bảy nổi ba chìm ” , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.