Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về 1 NV trong vb Chiếc lá cuối cùng
0 bình luận về “Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về 1 NV trong vb Chiếc lá cuối cùng”
Sau khi học xong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn người Mĩ – O.Hen-ri, hình ảnh cụ Bơ – men với “kiệt tác đời mình” cứ đọng mãi trong lòng người đọc về những giá trị nhân văn hết sức cao đẹp. Cụ là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn xi. Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao có bằng được một kiệt tác của riêng mình. Nhưng cái nghèo thì mãi vậy, thời gian lại nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được. Vốn đầy lòng thương người nên cụ Bơ – men vô cùng lo lắng khi biết bệnh tình của Giôn – xi. Cụ vừa lo sợ vừa tức giận với cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ khi cô cố gắn cuộc sống còn lại của mình với chiếc lá cuối cùng bên ngoài cửa sổ kia. Cụ nhìn từng chiếc lá thường xuân cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc. Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Chính vì nó mà Giôn – xi đã hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm đến cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sự sống trở lại. Nhưng người đọc càng nghẹn ngào khi biết rằng sau đêm ấy, cụ Bơ – men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời ngay sau đó vài ngày. Nhân vật cụ Bơ – men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, giàu tài năng. Cụ chỉ xuất hiện một chút ở đầu, giữa câu chuyện và thông qua lời kể của Xiu nhưng chính “kiệt tác” của cụ đã giúp cho người đọc cảm thấy tình người ấm áp: Sống và yêu thương!
Giôn- xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của Ohenri đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Cô là một họa sĩ trẻ, nghèo. Cô sống trong khu phố nghèo cùng với Xiu. Hiện tại thì Giôn-xi đang mắc bệnh sưng phổi và rất tuyệt vọng về cuộc sống này. Cô đặt tính mạng của mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng còn trên cây thường xuân. Giôn xi đã hoàn toàn tuyệt vọng vào cuộc sống. Ta có thể thấy điều ấy qua lần kéo rèm của cô. Cô tin rằng chiếc lá rồi sẽ rụng và cô sẽ lìa đời. Vậy nhưng sau cơn mưa bão, chiếc lá ấy vẫn còn hình ảnh chiếc lá kiên cường bám trụ lấy cuộc đời giúp Giôn xi nhận ra mình đã yếu đuối và hèn nhát ra sao. Cũng từ đó mà Giôn xi đã dần thay đổi suy nghĩ của bản thân và cô hướng đến những điều tốt đẹp. Cô bắt đầu quan tâm đến bản thân, quan tâm đến cuộc sống xung quanh và muốn ăn chút gì đó sau bao ngày chán nản tuyệt vọng. Cô muốn sống để tiếp tục theo đuổi giấc mơ nghệ thuật. Sự sống của Giôn-xi cho ta thấy được niềm tin, nghị lực sống nơi con người sẽ tiếp tục khi có được những đức hi sinh cao cả giống như sự hi sinh mà cụ Bơ men đã dành cho cô. Cụ Bơ men đã vẽ chiếc lá cuối cùng ấy, đã dùng tính mạng của mình để đổi lấy sức sống, sự trẻ trong GIôn xi- đó chính là nghệ thuật vị nhân sinh đầy cao cả.
Sau khi học xong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn người Mĩ – O.Hen-ri, hình ảnh cụ Bơ – men với “kiệt tác đời mình” cứ đọng mãi trong lòng người đọc về những giá trị nhân văn hết sức cao đẹp. Cụ là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn xi. Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao có bằng được một kiệt tác của riêng mình. Nhưng cái nghèo thì mãi vậy, thời gian lại nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được. Vốn đầy lòng thương người nên cụ Bơ – men vô cùng lo lắng khi biết bệnh tình của Giôn – xi. Cụ vừa lo sợ vừa tức giận với cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ khi cô cố gắn cuộc sống còn lại của mình với chiếc lá cuối cùng bên ngoài cửa sổ kia. Cụ nhìn từng chiếc lá thường xuân cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc. Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Chính vì nó mà Giôn – xi đã hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm đến cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sự sống trở lại. Nhưng người đọc càng nghẹn ngào khi biết rằng sau đêm ấy, cụ Bơ – men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời ngay sau đó vài ngày. Nhân vật cụ Bơ – men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, giàu tài năng. Cụ chỉ xuất hiện một chút ở đầu, giữa câu chuyện và thông qua lời kể của Xiu nhưng chính “kiệt tác” của cụ đã giúp cho người đọc cảm thấy tình người ấm áp: Sống và yêu thương!
Giôn- xi trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của Ohenri đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. Cô là một họa sĩ trẻ, nghèo. Cô sống trong khu phố nghèo cùng với Xiu. Hiện tại thì Giôn-xi đang mắc bệnh sưng phổi và rất tuyệt vọng về cuộc sống này. Cô đặt tính mạng của mình vào chiếc lá thường xuân cuối cùng còn trên cây thường xuân. Giôn xi đã hoàn toàn tuyệt vọng vào cuộc sống. Ta có thể thấy điều ấy qua lần kéo rèm của cô. Cô tin rằng chiếc lá rồi sẽ rụng và cô sẽ lìa đời. Vậy nhưng sau cơn mưa bão, chiếc lá ấy vẫn còn hình ảnh chiếc lá kiên cường bám trụ lấy cuộc đời giúp Giôn xi nhận ra mình đã yếu đuối và hèn nhát ra sao. Cũng từ đó mà Giôn xi đã dần thay đổi suy nghĩ của bản thân và cô hướng đến những điều tốt đẹp. Cô bắt đầu quan tâm đến bản thân, quan tâm đến cuộc sống xung quanh và muốn ăn chút gì đó sau bao ngày chán nản tuyệt vọng. Cô muốn sống để tiếp tục theo đuổi giấc mơ nghệ thuật. Sự sống của Giôn-xi cho ta thấy được niềm tin, nghị lực sống nơi con người sẽ tiếp tục khi có được những đức hi sinh cao cả giống như sự hi sinh mà cụ Bơ men đã dành cho cô. Cụ Bơ men đã vẽ chiếc lá cuối cùng ấy, đã dùng tính mạng của mình để đổi lấy sức sống, sự trẻ trong GIôn xi- đó chính là nghệ thuật vị nhân sinh đầy cao cả.