viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về vấn đề bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân dẫn đến các xung đột và bi kịch trong cuộc sống(2/3 tr giấy thi

viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về vấn đề bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân dẫn đến các xung đột và bi kịch trong cuộc sống(2/3 tr giấy thi) help vs ạ mk cần gấp trong tối nay!! Thanks:))

0 bình luận về “viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về vấn đề bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân dẫn đến các xung đột và bi kịch trong cuộc sống(2/3 tr giấy thi”

  1. Simone De Beauvoir, nhà triết học, nhà văn người Pháp (1908 – 1986), nhà sáng lập thuyết Nữ quyền hiện sinh, một bộ phận của học thuyết Nữ quyền hiện đại, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Giới tính thứ hai” (The Second Sex), là một trong những người đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ “vị trí xã hội” để so sánh với thuật ngữ “vai trò xã hội” của phụ nữ từ góc độ triết học và xã hội học. Xuất phát từ sự bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới đang tồn tại trong xã hội nam quyền, bà nhận thấy người phụ nữ đã phải chịu nhiều bất công khi chỉ tính đến vai trò của phụ nữ mà không quan tâm nhiều đến vị trí, vị thế xã hội của họ. Cho đến nay, tình trạng này vẫn tồn tại ở nhiều nơi. Vậy sự khác biệt của hai khái niệm này như thế nào?

    Dưới góc độ khoa học xã hội học, “vai trò xã hội” xác định những gì cá nhân phải làm ở một không gian và thời gian nhất định theo những quy tắc và chuẩn mực mà xã hội đặt ra. Cuộc sống của cá nhân chủ yếu do nhiều vai trò xã hội khác nhau, do đó họ phải tuân theo một số khuôn khổ có sẵn. Ví dụ: người phụ nữ có vai trò là người sản xuất, người vợ, người mẹ trong gia đình; còn nam giới có vai trò là người sản xuất, người chồng, người cha.

    Vai trò là một khái niệm quan trọng, theo G. Herbert Mead – người sáng lập ra học thuyết xã hội học “Tương tác biểu trưng” thì sự phát triển các vai trò xã hội trong một cá thể là bởi con người: một mặt thừa nhận tính mong manh và hạn chế của bản thân khiến họ phải tìm những quan hệ với người khác để có thể sống; mặt khác là tìm kiếm và lựa chọn những kiểu hành động có lợi cho sự hợp tác, giao dịch xã hội. Vì vậy, vai trò là tập hợp các mong đợi, các quyền và nghĩa vụ mà xã hội đặt ra, gán cho con người. Những vai trò được hình thành dựa theo những đòi hỏi của văn hoá và xã hội. Vai trò của cá nhân là một hoặc nhiều chức năng mà cá nhân ấy phải đảm trách trước xã hội. Đồng thời, họ cũng nhận được những quyền lợi xã hội tương ứng với việc thực hiện vai trò của mình.

    Thuật ngữ “vị trí xã hội” hoặc “vị thế xã hội” dùng để chỉ địa vị của một người đứng trong cơ cấu tổ chức xã hội, theo sự thẩm định và đánh giá của xã hội đó. Vì vậy, vị thế xã hội của một người là địa vị hay thứ bậc mà người đó có. Đã có nhiều định nghĩa khác nhau về “vị thế xã hội”, nhưng có thể định nghĩa một cách tổng quát nhất: vị trí xã hội hay vị thế xã hội của một người là cái mà xã hội công nhận với người đó xét trong thang bậc xã hội. Địa vị xã hội, về cơ bản là một hiện tượng nhận thức, trong đó các cá nhân hoặc nhóm này được so sánh với người khác và nhóm khác về sự khác nhau dựa trên cơ sở một số đặc điểm hoặc phẩm chất được cho là có ý nghĩa trong xã hội đó. Mặt khác, sự xếp đặt địa vị của một người hay một nhóm người được bắt nguồn từ những quan điểm của những người khác, những quan điểm này được dựa trên một hệ thống giá trị của cộng đồng.

    Vị thế và vai trò của cá nhân trong xã hội bắt nguồn từ vị trí kinh tế, chính trị, xã hội của họ, được quy định bởi địa vị của các cá nhân trong giai cấp và các nhóm xã hội mà cá nhân đó là thành viên. Mỗi cá nhân có nhiều vị thế, vai trò khác nhau trong gia đình, ngoài xã hội… và tuỳ theo vai trò của mình mà cá nhân sẽ có cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành động tương ứng với vai trò mà cá nhân đảm trách. Vị thế và vai trò luôn gắn bó mật thiết với nhau. Vị thế của cá nhân được xác định bằng việc trả lời cho câu hỏi: người đó là ai? Vai trò của các nhân được xác định bằng cách trả lời câu hỏi: người đó phải làm gì? Vai trò phụ thuộc vào vị thế (vị thế nào, vai trò ấy).  

    Về nguyên tắc, vị trí xã hội của mọi cá nhân trong xã hội là như nhau và không có sự phân biệt, sắp xếp cao thấp. Tuy nhiên, trong xã hội có giai cấp và phân biệt giới thì điều này tùy thuộc vào lập trường giai cấp và giới tính của cá nhân.

    Từ những phân tích trên, Simone De Beauvoir đã đưa ra quan điểm: phụ nữ có vai trò rất lớn trong xã hội là sinh đẻ và nuôi dưỡng các thế hệ, sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, chăm sóc các thành viên gia đình, nhưng vị thế của họ lại rất thấp, bị coi rẻ và phụ thuộc vào nam giới. Sự khác biệt giữa vị thế và vai trò của phụ nữ chính là điểm bất công trong nhận thức và hành vi của xã hội khiến cho sự áp bức giới càng trở nên trầm trọng. S.De Beauvoir khẳng định: làm phụ nữ không phải là một chứng tật và “Tôi không chịu khuất phục ai cả, tôi luôn là người chủ của bản thân tôi”. Phụ nữ không chỉ được sinh ra mà còn phải được tôn trọng.

    Đồng quan điểm trên, nhà xã hội học người Mỹ Betty Friedan (1921-2006), thành viên sáng lập của thuyết Nữ quyền tự do, tác giả cuốn “Huyền thoại nữ tính” (Feminine Mystique) cũng đã có những tranh luận nổi tiếng với các tác giả của thuyết Cấu trúc chức năng (một thuyết lớn của xã hội học hiện đại) phản đối cách phân chia xã hội theo hướng tôn ti trật tự nam quyền của thuyết này, trong đó nam giới là người thống trị, còn phụ nữ là người bị trị.

    Trong tác phẩm “Về phụ nữ”, Đại văn hào Lỗ Tấn (1881 – 1936 ), nhà văn hoá lớn của Trung Quốc viết: “Chế độ xã hội này đã ép phụ nữ trở thành nô lệ dưới mọi hình thức rồi còn đổ lên đầu họ bao nhiêu là tội lỗi… Trong xã hội theo chế độ tư hữu, phụ nữ vốn cũng bị xem là của riêng, là hàng hoá. Hết thảy mọi quốc sản, mọi tôn giáo đều có những điều lệ lạ lùng, cổ quái, xem phụ nữ là một động vật mang điềm không lành, doạ nạt họ, bắt họ phục tùng như nô lệ đồng thời lại muốn họ làm đồ chơi cho giai cấp cao đẳng”.

    Cho đến nay trên phạm vi toàn cầu, nhận thức về vai trò và vị thế xã hội của nam và nữ chưa có nhiều thay đổi và ở mức độ khác nhau trong các nước khác nhau. Chẳng hạn, ở các nước văn minh thì khoảng cách của hai thuật ngữ này càng bị thu hẹp, còn ở các nước lạc hậu, kém phát triển thì khoảng cách càng cách biệt.

    Bình luận

Viết một bình luận