Viết đoạn văn nêu cảm nhận 3 câu thơ cuối của bài ‘Đồng Chí’ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo

Viết đoạn văn nêu cảm nhận 3 câu thơ cuối của bài ‘Đồng Chí’
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo

0 bình luận về “Viết đoạn văn nêu cảm nhận 3 câu thơ cuối của bài ‘Đồng Chí’ Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo”

  1.   Chính Hữu là nhà thơ cả cuộc đời sáng tác gắn bó với đề tài ngươì lính. Bài thơ khép lại với hình ảnh những ng lính đứng giữa rừng hoang sương muối. Chỉ với ba câu thơ rât sngắn ngủi nhưunxg tác giả đã thể hiện được tinh thần của các chiến sĩ cũng như vẻ đpẹ bất tử của họ trước hoàn cảnh. Núi rừng Việt Bắc lạnh giá, sương dày đặc trắng xóa. Khí hậu núi rừng khắc nghiệt nhưng những người chiến sĩ vẫn ngày đêm canh gác bảo vệ đất nuuơcs. Và họ khôgng chỉ canh gác một mình mà cùng nhau “chờ” giặc tới. Một tư thế rất chỉ động của quân ta. Họ cùng nhau hiên ngang chờ đợi giặc để tiêu diệt bọn giặc. Một tư thế chủ động, hiên ngang hiện lên thật đẹp. Chính nhờ có đồng đội ở bên nên mọi sự băng giá bị đẩy lùi. Người lính đứng gác nòng súng hướng lên trời cao, nhìn lên như trăng treo đầu súng. “Trăng” là vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước bình dị cũng là biểu tượng hòa bình cho vẻ đẹp lãng mạn. Trăng chính là một người bạn của người lính. “Súng”- là hình ảnh của người lính, biểu tượng của cuộc chiến đấu, chính là hình ảnh của hiện thực. Hai hình ảnh đặt cạnh nhau một cách song hành, bổ sung cho nhau. Đó chính là sự gắn bó giữa người lính với thiên nhiên, đất nước.

    Bình luận
  2. THAM KHẢO THÔI Ạ

    Câu thơ thứ nhất đã miêu tả rất chân thực hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt của người lính:

    “Đêm nay rừng hoang sương muối”

    Không gian hùng vĩ, hoang vu “rừng hoang sương muối”, thời gian gian khó mùa đông ở Việt Bắc sương muối phủ đầy trời. Trên cái nền thiên nhiên vừa hùng vĩ, vừa khắc nghiệt ấy, tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, trong nhiệm vụ sinh tử. Cũng chính ở cái nơi mà sự sống, cái chết chỉ kề nhau trong tích tắc ấy tình đồng chí càng trở nên thiêng liêng, cao đẹp.

    Câu thơ thứ hai đã khắc họa tư thế chiến đấu của những người lính:

    “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”

     Những người lính sát cánh bên nhau “đứng cạnh bên nhau”– có tình đồng chí, đồng đội, người. Họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt lính ở trong tư thế chủ động, mạnh mẽ “chờ giặc tới”. Hình ảnh đôi bạn chiến đấu đứng cạnh nhau vững chãi làm mờ đi cái gian khổ khắc nghiệt của cuộc chiến tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hai câu thơ đối nhau rất cân chỉnh, đối lập giữa khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá nơi rừng hoang và tình cảm ấm nồng giữa những người lính.

    – Hình ảnh “đầu súng trăng treo” kết thúc bài thơ là điểm nhấn của khổ 3 cũng là điểm sáng của toàn bài. Hình ảnh này vừa có ý nghĩa thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng.

    + Nghĩa thực: như Chính Hữu từng tâm sự, trong đêm phục kích chờ giặc, ông chỉ có những người bạn chiến đấu, khẩu súng và vầng trăng, Trời về khuya, có lúc nhìn lên, trăng như treo đầu ngọn súng. Từ thực tế đó, ông đã viết nên hình ảnh “đầu súng mảnh trăng treo”, sau này cắt bớt chữ “mảnh” thành “đầu súng trăng treo”

    + Nghĩa biểu tượng: nhịp thơ 2/2 kết thúc bằng thanh bằng khiến ta liên tưởng 1 cái gì đó không bị buộc chặt mà chung chiêng, bát ngát, vang xa. Súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, cuộc sống thanh bình. Sự hòa hợp của trăng và súng toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và tình đồng chí của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước: Người lính cầm súng là để bảo vệ cho độc lập, tự do của đất nước. Trăng và súng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là hiện thực và lãng mạn. Tất cả hòa quyện tạo nên vẻ đẹp của người lính, đời lính.

    -> Chỉ với 3 câu thơ, biểu hiện đẹp nhất của tình đồng chí, đồng đội, của cuộc đời người chiến sĩ đã được kết lại.

    Bình luận

Viết một bình luận