Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 2 khổ thơ cuối trong bài bài thơ về tiểu đội xe không kính khoảng từ 12 đến 15 câu có sử dụng câu hỏi tu từ và phép liên kết
Giúp vs ak
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 2 khổ thơ cuối trong bài bài thơ về tiểu đội xe không kính khoảng từ 12 đến 15 câu có sử dụng câu hỏi tu từ và phép liên kết
Giúp vs ak
DÀN Ý:
1 Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu nội dung 2 khổ cuối
2 Thân bài:
* Hoàn cảnh sáng tác:
* Khổ thơ thứ 6: Tình đồng chí, đồng đội gắn bó, yêu thương.
– Lúc cắm trại, các anh trò chuyện, ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt: chung bát,chung đũa, mắc võng chông chênh…
– Điệp từ “lại đi”: gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi.
* Khổ thơ cuối: Ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước
– thể hiện ý chí sắt đá của những người lính
– Hai câu đầu dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống
– hai câu cuối là vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ: trẻ trung, lạc quan, dù hiểm nguy nhưng vẫn sẵn lòng
– trái tim: một chân lí của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là con người- con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường dũng cảm
* Liên tưởng với lý tưởng sống hiện nay của thanh niên
3. Kết bài:
– Tổng kết lại vấn đề
BÀI LÀM:
Việt Nam ta đã trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ, bom đạn, chết chóc. Ngày nay ta được sống trong thời kỳ hòa bình là do công lao to lớn của những người lính. Đã có rất nhiều bài thơ nói về họ – nhưng con người như những vì sao sáng lóa của dân tộc. Tiêu biểu cho thời kì chống Mĩ cứu nước là Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, Bài thơ đã ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt nam. Hai khổ thơ cuối lại càng khắc họa được những vẻ đẹp tiêu biểu của họ: những con người đoàn kết, lạc quan và giàu lòng yêu nước.
Bài thơ được viết năm 1969, in trong tập “Vầng trăng – Quầng lửa”. Được viết khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, khắc họa hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính, qua đó để làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ với tư thế, tinh thần hiên ngang mà bất khuất.
Ở 2 khổ thơ cuối ,chân dung tâm hồn của người lính lái xe được gợi ra trên những phẩm chất tốt đẹp. Họ -những con người từ nhiều phương trời, nhiều miền quê, nhưng trong thử thách, họ gắn với nhau thành ruột thịt:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi lại đi trời xanh thêm
Sau mỗi trận mưa bom bão đạn cùng với những chiếc xe bị tàn phá nặng nề hơn, họ lại gặp nhau trong những phút dừng chân ngắn ngủi. Lúc đấy họ thật đẹp về tâm hồn và tình cảm. Chữ “bếp”, hình ảnh “bát đũa”,”chiếc võng”…đều là những gì thân thiết trong ngôi nhà của ông bà, cha mẹ ở hậu phương, làm cho hai chữ “gia đình” ẩm cả khổ thơ tiền tuyến. Trong tâm hồn họ, trời như xanh thêm chứa chan hi vọng lạc quan dào dạt. Điệp từ “lại đi” được lặp lại hai lần gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi. Sự sống không chỉ tồn tại mà còn tồn tại trong một tư thế kiêu hãnh, hiên ngang – tư thế của người chiến thắng. Ta lại nhớ đến truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê cũng kể về tình đồng đội mà thắm thiết hơn cả tình chị em của ba cô thanh niên xung phong. Có thể nói trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật đã có sự phát hiện thật mới mẻ về tình cảm của người lính, của một thế hệ người Việt Nam, với đời sống tình cảm biết bao mới lạ và sâu sắc.
Cuối bài thơ, tác giả đưa ra một ý tưởng thật bất ngờ – đó là “trái tim cầm lái”
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
Điệp ngữ “không có” lặp lại ba lần như nhân lên hết những cái khó khăn, khốc liệt của chiến tranh. Không có kính, không đèn, không có cả mui. Thế nhưng, xe vẫn bon bon lăn bánh trên con đường ấy, bất chấp tất cả mọi hiểm nguy. “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”, câu thơ đã phần nào lột tả ý chí chiến đấu vì miền Nam, vì Tổ quốc của những người lính lái xe quả cảm. Chữ “Vẫn chạy” sao mà gan góc, mà ý chí, mà bướng bỉnh và ngoan cường! Tất cả những khó khăn, gian khổ không hề gì, chỉ cần có những trái tim nồng cháy của những con người hóa vĩ đại trong tim dân tộc
Thế hệ ngày nay cũng có những trách nhiệm, những xứ mệnh, những vinh quang và thách thức của mình. Bước chân sang thế kỉ XXI, mỗi người trẻ tuổi chúng ta cần nâng cao tinh thần học tập, rèn luyện, luôn mang trong mình một trái tim tự hào về dân tộc ta.
Tóm lại hình ảnh những chiếc xe không kính với trái tim nồng nàn tình yêu quê hương đất nước bon bon làm nhiệm vụ sẽ luôn là một hình ảnh đẹp trong lòng độc giả nhiều thế hệ. Đọc xong bài thơ, ta càng hiểu hơn về các chiến sĩ lái xe, về lòng dũng cảm, tư thế hiên ngang bất khuất của họ. Chiến tranh đã qua đi nhưng họ sẽ sống mãi với dân tộc.