Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng, thềm nắng lá rơi đầy”
(Viết khoảng 5 dòng giấy men)
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng, thềm nắng lá rơi đầy”
(Viết khoảng 5 dòng giấy men)
Nếu Đây mùa thu tới của Xuân Diệu gieo cho người đọc sự thán phục về sức nhạy cảm của giác quan con người lúc giao thời, Thu vịnh của Nguyễn Khuyến gieo cho ta cảm giác tươi mát trong trẻo của cảnh trời thu xanh ngắt thì Đất nước với mùa thu “xao xác hơi may” và “thềm nắng lá rơi đầy” đi vào lòng người đọc với một tình cảm thật sâu lắng, cao đẹp bằng nỗi nhớ của Nguyễn Đình Thi về Hà Nội năm xưa.
Bài thơ ra đời vào năm 1948, được viết thêm và hoàn thành vào năm 1955. Đó là thời điểm cả nước ta vừa chiến thắng vang dội ở chiến dịch Việt Bắc 1947 và chiến dịch biên giới thu đông 1950. Đất nước trong nỗi nhớ của Nguyễn Đình Thi đã hiện hình trong ta với tất cả sự bình dị mà hùng dũng, thân thuộc mà thiêng liêng quá đỗi.
4 câu thơ trên chích trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi. Qua 4 câu thơ , nhà thơ đã bộc lộ vẻ đẹp thanh bình nhưng đầy hiu quạnh của thành phố Hà Nội thời kì kháng chiến bấy giờ. Sáng sớm, thời tiết còn “chớm lạnh” ý nói đang bắt đầu trở lạnh, là đã lạnh nhưng chưa phải thật sự lạnh, là cái lạnh nhưng còn e ấp, báo hiệu của một mùa thu sắp sang. Câu tiếp nhà thơ sữ dụng nghệ thuật đảo ngữ giúp câu văn trở nên tinh tế. Những hàng phố Hà Nội vắng vẻ , với những luống gió hơi may, với những chiếc lá vàng xao xác.. “Người ra đi đầu không ngoảnh lai/ ” – Trước khung cảnh mùa thua đẹp đẽ ấy, hình ảnh con người mới buồn làm sao – đó là hình ảnh những con người ra đi kháng chiến bảo vệ tổ quốc, không hẹn ngày trờ về, có lẽ sẽ ra đi mãi mãi…..Kết thúc khố thơ là hình ảnh “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” – mùa thu tuyệt đẹp với thềm nhà tràn ngập nắng và lá vàng rơi lặng lẽ mà xao động….