viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ thứ 2 bài ông đồ
0 bình luận về “viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ thứ 2 bài ông đồ”
Khổ thơ thứ hai bài thơ Ông đồ để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Ông đồ hiện lên trong sự ngưỡng mộ, ngợi ca của mọi người. Ông “đắt hàng” vì mọi người đều mong muốn có câu đối đỏ treo trong nhà ngày Tết “bao nhiêu người thuê viết”. Từ bao nhiêu cho ta hiểu việc ông đồ được trân trọng, yêu quý như thế nào. Mọi người tìm đến ông đồ không chỉ vì xin câu đối mà còn muốn thưởng thức nét chữ “như phượng múa rồng bay” khi ông “hoa tay thảo những nét”. Ông đồ đã quá quen thuộc với công việc nên từng câu chữ dưới bàn tay ôn đều được nhào nặn và được mọi người trân trọng. Nét chữ đẹp ấy thu hút mọi người thuê viết và xem. Đó cũng là khung cảnh của sự náo nức nơi phố phường. Khổ thơ là thời kì tươi đẹp của ông đồ. Ông xuất hiện trong sự tươi đẹp của cảnh vật và sự ngưỡng mộ của mọi người.
Ông đồ là nhân vật thường được nhắc đến trong thời kỳ trước, đặc biệt mỗi khi tết đến xuân về. Ông Đồ chính là hình ảnh những nhà nho trong xã hội xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học và thường được gọi là thầy Đồ, ông Đồ. Những nét chữ Nho tài hoa được tạo nên bởi bàn tay nghệ thuật của ông Đồ. Khi cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, ta cần hiểu được hình tượng ông Đồ xưa và nay.
Giờ đây, khi chế độ khoa cử phong kiến không còn nữa, chữ Nho dần bị lãng quên, khi xã hội phát triển và hiện đại, hình ảnh ông Đồ không còn trở nên phổ biến và nhiều như trước. Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh về ông Đồ trong mỗi dịp xuân sang. Khi tết đến xuân về, ta thường bắt gặp ông Đồ chọn hè phố hoặc những khu di tích cổ để làm địa điểm cho chữ và câu đối. Thời điểm hiện đại, ông Đồ đã trở nên lỡ vận và chỉ còn lại cái dáng “tiều tụy đáng thương của một thời tàn”.
Bao nhiêu hồi ức xưa, bao nhiêu dĩ vãng đẹp về thời cực thịnh của Nho giáo như hiện lên rõ nét trong khổ thơ tiếp theo:
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Đã qua rồi cái thời mọi người ai nấy xúm xít xếp hàng xin chữ. Đâu còn cái cảnh chen lấn để mua một câu đối, một đôi chữ Nho. Nó như dư vang một thời, như ánh nắng lung linh hiện lên và vụt tắt. Người ta không còn yêu thích, không còn ưa chuộng chữ Thánh Hiền. Cảm nhận về bài thơ ông Đồ, ai nấy cũng đều xót xa cho một giá trị tinh thần đang ngày một lụi tàn.
Khổ thơ thứ hai bài thơ Ông đồ để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Ông đồ hiện lên trong sự ngưỡng mộ, ngợi ca của mọi người. Ông “đắt hàng” vì mọi người đều mong muốn có câu đối đỏ treo trong nhà ngày Tết “bao nhiêu người thuê viết”. Từ bao nhiêu cho ta hiểu việc ông đồ được trân trọng, yêu quý như thế nào. Mọi người tìm đến ông đồ không chỉ vì xin câu đối mà còn muốn thưởng thức nét chữ “như phượng múa rồng bay” khi ông “hoa tay thảo những nét”. Ông đồ đã quá quen thuộc với công việc nên từng câu chữ dưới bàn tay ôn đều được nhào nặn và được mọi người trân trọng. Nét chữ đẹp ấy thu hút mọi người thuê viết và xem. Đó cũng là khung cảnh của sự náo nức nơi phố phường. Khổ thơ là thời kì tươi đẹp của ông đồ. Ông xuất hiện trong sự tươi đẹp của cảnh vật và sự ngưỡng mộ của mọi người.
Ông đồ là nhân vật thường được nhắc đến trong thời kỳ trước, đặc biệt mỗi khi tết đến xuân về. Ông Đồ chính là hình ảnh những nhà nho trong xã hội xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học và thường được gọi là thầy Đồ, ông Đồ. Những nét chữ Nho tài hoa được tạo nên bởi bàn tay nghệ thuật của ông Đồ. Khi cảm nhận về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, ta cần hiểu được hình tượng ông Đồ xưa và nay.
Giờ đây, khi chế độ khoa cử phong kiến không còn nữa, chữ Nho dần bị lãng quên, khi xã hội phát triển và hiện đại, hình ảnh ông Đồ không còn trở nên phổ biến và nhiều như trước. Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh về ông Đồ trong mỗi dịp xuân sang. Khi tết đến xuân về, ta thường bắt gặp ông Đồ chọn hè phố hoặc những khu di tích cổ để làm địa điểm cho chữ và câu đối. Thời điểm hiện đại, ông Đồ đã trở nên lỡ vận và chỉ còn lại cái dáng “tiều tụy đáng thương của một thời tàn”.
Bao nhiêu hồi ức xưa, bao nhiêu dĩ vãng đẹp về thời cực thịnh của Nho giáo như hiện lên rõ nét trong khổ thơ tiếp theo:
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”
Đã qua rồi cái thời mọi người ai nấy xúm xít xếp hàng xin chữ. Đâu còn cái cảnh chen lấn để mua một câu đối, một đôi chữ Nho. Nó như dư vang một thời, như ánh nắng lung linh hiện lên và vụt tắt. Người ta không còn yêu thích, không còn ưa chuộng chữ Thánh Hiền. Cảm nhận về bài thơ ông Đồ, ai nấy cũng đều xót xa cho một giá trị tinh thần đang ngày một lụi tàn.