Viết đoạn văn nêu cảm nhận vẻ đẹp Thúy Vân trong đoạn trích Chị Em Thúy Kiều hãy nêu những bút pháp nghệ thuật kèm theo .

Viết đoạn văn nêu cảm nhận vẻ đẹp Thúy Vân trong đoạn trích Chị Em Thúy Kiều hãy nêu những bút pháp nghệ thuật kèm theo .

0 bình luận về “Viết đoạn văn nêu cảm nhận vẻ đẹp Thúy Vân trong đoạn trích Chị Em Thúy Kiều hãy nêu những bút pháp nghệ thuật kèm theo .”

  1. Sau những câu thơ giới thiệu về hai chị em, ngòi bút Nguyễn Du lại có chiều hướng cụ thể hơn trong bức chân dung quý phái của Thuý Vân: “Vân xem trang trọng khác vời”. Hai chữ “trang trọng” trong câu thơ đã nói lên vẻ đẹp đài các, cao sang của Vân. Vẻ đẹp ấy của thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời:

    “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

    Hoa cười ngọc thốt đoan trang

    Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

    Chân dung của Vân được miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng bồng bềnh hơn cả những ángmây, làn da của nàng trắng hơn tuyết, sắc đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sáng trong của những báu vật tinh khôi đất trời. Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan trang, quí phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp, êm dịu “mây thua”, “tuyết nhường”. Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và một tính cách thông dung, điềm đạm. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận.

    Bình luận
  2. Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Nói đến Nguyễn Du người ta nghĩ ngay đến “Truyện Kiều”. Từ trước tới nay, mỗi khi nhắc đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, có lẽ người đọc sẽ nghĩ ngay đến nhân vật Thúy Kiều mà vô tình quên đi Thúy Vân người mà tác giả đã sử dụng để làm đòn bẩy miêu tả Thúy Kiều. Nhưng không phải vì thế mà nhân vật Thúy Vân trở nên mờ nhạt.
    Sau những câu thơ khái quát về hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, ngòi bút Nguyễn Du đã hướng cái cụ thể hơn đến bức chân dung quý phái của Thuý Vân. Vẻ đẹp ấy của thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời:
    “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
    Hoa cười ngọc thốt đoan trang
    Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
    Chân dung của Vân được đại thi hào Nguyễn Du miêu tả một cách khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc, và đặc biệt là nụ cười, tiếng nói. Nàng có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng đen hơn mây, làn da của nàng trắng hơn tuyết. Nét đẹp của nàng hài hòa, mà toát lên được vẻ đẹp quý phái sánh ngang với những báu vật của đất trời.
    Nhà thơ Nguyễn Du đã sử dụng tài tình nghệ thuật ước lệ tượng trưng cổ điển, nên đã khắc họa tài tình vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhà thơ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời làm chuẩn mực để gợi tả vẻ đẹp của con người. Nhưng thi hào Nguyễn Du đã có những sáng tạo táo bạo khi ông lồng ghép vào trong đó thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đặc sắc, khiến cho bức chân dung của Thúy Vân hiện ra chân thực, sinh động hơn.

    Vẻ đẹp hiền hòa của nàng được thiên nhiên cảm phục đã phải thua, phải nhường. Vẻ đẹp ấy cùng khiến cho lòng người thêm yêu mến. Đó là một vẻ đẹp mê hoặc, càng ngắm càng thấy say mê. Một vẻ đẹp không vướng bụi mờ. Nó vượt lên trên cái đẹp tầm thường, đạt đến tuyệt sắc.
    Qua việc miêu tả vẻ đẹp đầy phúc hậu của Thúy Vân, đại thi hào Nguyễn Du đã gợi trong lòng người đọc những dự cảm tố đẹp về số phận êm ả của nàng về sau. Quả thực sau đó, cuộc đời của Thúy Vân không quá giân truân, trắc trở như người chị của mình.

    Không phải là nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều nhưng người đọc không chỉ ấn tượng về vẻ đẹp của Thúy Vân mà còn vì nhân cách của nàng. Quyết định bán mình chuộc cha và em đồng thời không muốn phụ tình với Kim Trọng nên Thúy Kiều đã nhờ em thay mình trả nghĩa Kim Trọng. Trong hoàn cảnh này, Thúy Vân chỉ biết im lặng. nhưng rồi nàng lại đồng ý thay Kiều trả nghĩa Kim Trọng.

    Liệu có phải Thúy Vân là con người hời hợt, dễ chấp nhận lời đề nghị trao duyên của Thúy Kiều vì chỉ gặp Kim Trọng ngoài đời có một lần duy nhất? Nhưng, thử hỏi rằng, Thúy Vân có thể từ chối sao? Trong khi nàng đã hiểu được tấm lòng, sự hi sinh cao cả của Thúy Kiều khi quyết định vì chữ “hiếu” mà bỏ chữ “tình”. Sự đồng ý của Thúy Vân ở đây thể hiện một lòng cảm thông sâu sắc của nàng đối với chị mình. Nàng chấp nhận hi sinh tuổi xuân và hạnh phúc của mình cũng vì chữ hiếu, đạo làm con, vì hiểu cho tấm lòng của Thúy Kiều.
    Sống với với người chồng mà vẫn tư tưởng đến chị mình, Thúy Vân không ghen không phải vì không biết yêu, không có trái tim. Mà đặt vào vị trí, hoàn cảnh sống của nàng ta mới hiểu được con người đạo nghĩa như Thúy Vân đặt chữ tình dưới chữ nghĩa. Nàng hiểu rằng mình chỉ ở bên cạnh Kim Trọng chỉ là thay thế chứ không phải độc chiếm.
    Đặc tả nhân vật Thúy Vân, tác giả đã gửi gắm trong đó cả tấm lòng của mình. Ông mong muốn cái đẹp, hay chính những người phụ nữ được trân trọng và tôn quý.

    Bình luận

Viết một bình luận