viết đoạn văn nêu cảm xúc của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường trong văn bản tôi đi học
0 bình luận về “viết đoạn văn nêu cảm xúc của nhân vật tôi khi cùng mẹ tới trường trong văn bản tôi đi học”
Cảm xúc của nhân vật tôi đã được thể hiện rõ trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh khi cùng mẹ đi tới trường. Đó là cảm xúc được cảm nhận theo trình tự thời gian . Chúng ta có được những hình dung ban đầu về dòng tâm trạng của cậu bé qua hình ảnh đầy tình cảm là mẹ cầm tay con dắt đi trên con đường làng quen thuộc. Sự thay đổi trong tâm trạng là sự biến đổi của mạch cảm xúc khi mọi thứ vốn thân quen nay xa lạ. Xa lạ và mới mẻ bởi lòng em xốn xang trong xúc cảm không nguôi. Dòng cảm xúc miên man trong náo nức, rạo rực như một mạch dài ngọt ngào từ khi cậu được mẹ dẫn đến trường, khi gặp các bạn và khi chia tay mẹ để vào lớp. Nếu những phút giây ban đầu với cậu bé là điều gì đó lạ lẫm cũng như sự khác biệt trong bộ quần áo mới, trong trách nhiệm mới thì tiếp theo, sự chững chạc ở cậu được tô điêm qua việc muốn tự cầm bút thước. Cậu bé đã lớn dần lên như vậy! Cảm xúc được đẩy lên khi nhân vật tôi được gọi vào lớp, xếp hàng và rời vòng tay mẹ để đến với thế giới mới. Có lẽ trogn lòng nhân vật tôi, cái bỡ ngỡ, cái sợ hãi e dè đều có nhưng hơn cả là dòng mạch cảm xúc hỗn độn của những trải nghiệm lần đầu và khiến ta đồng cảm, thấu hiểu vô cùng!
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. “Tôi” nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, “tôi” thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,… nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.
Cảm xúc của nhân vật tôi đã được thể hiện rõ trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh khi cùng mẹ đi tới trường. Đó là cảm xúc được cảm nhận theo trình tự thời gian . Chúng ta có được những hình dung ban đầu về dòng tâm trạng của cậu bé qua hình ảnh đầy tình cảm là mẹ cầm tay con dắt đi trên con đường làng quen thuộc. Sự thay đổi trong tâm trạng là sự biến đổi của mạch cảm xúc khi mọi thứ vốn thân quen nay xa lạ. Xa lạ và mới mẻ bởi lòng em xốn xang trong xúc cảm không nguôi. Dòng cảm xúc miên man trong náo nức, rạo rực như một mạch dài ngọt ngào từ khi cậu được mẹ dẫn đến trường, khi gặp các bạn và khi chia tay mẹ để vào lớp. Nếu những phút giây ban đầu với cậu bé là điều gì đó lạ lẫm cũng như sự khác biệt trong bộ quần áo mới, trong trách nhiệm mới thì tiếp theo, sự chững chạc ở cậu được tô điêm qua việc muốn tự cầm bút thước. Cậu bé đã lớn dần lên như vậy! Cảm xúc được đẩy lên khi nhân vật tôi được gọi vào lớp, xếp hàng và rời vòng tay mẹ để đến với thế giới mới. Có lẽ trogn lòng nhân vật tôi, cái bỡ ngỡ, cái sợ hãi e dè đều có nhưng hơn cả là dòng mạch cảm xúc hỗn độn của những trải nghiệm lần đầu và khiến ta đồng cảm, thấu hiểu vô cùng!
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. “Tôi” nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, “tôi” thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,… nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.