Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hành động chị Dậu xông vào , quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng
Nhanh nhé , mik cần gấp
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hành động chị Dậu xông vào , quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng
Nhanh nhé , mik cần gấp
Trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, ta luôn nhìn thấy và cũng có thể mường tượng ra sự căm thù của chị Dậu đã lên đến tột cùng, không thể kìm hãm lại.
Trước khi xông vào quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu xưng hô rất lễ phép : ông – cháu. Nhưng sau khi tên cai lệ tát vào mặt chị Dậu, và trói anh Dậu đi thì chị dậu đã thể hiện sự khinh bỉ, căm hờn : ” Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Và chị Dậu xông vào , dằng co, ru đẩy rồi áp vào mặt nhau, túm tóc, lẳng ngã nhào ra thềm trong sự bực tức.
Nhờ đâu mà chị Dậu có sức mạnh như vậy ? Phải chăng chị Dậu là hình tượng của nhân dân lao động thời ấy ?
Đoạn trích ” Tức nước vỡ bờ” của tác pẩm ” Tắt đèn ” _ Ngô Tất Tố nói về số phận đau khổ, cùng cực của người nông dân trước cách mạng tháng tám. Đó là 1 buổi sáng khi anh Dậu vừa bị trói vừa bị đánh lại còn bị bỏ đói ở đình về. Chị Dậu vừa lo, vừa thương, vừa sót. Khi âm thanh thúc sưu xuất hiện thì bọn tay sai cũng có mặt. Gia đình cj Dậu lâm vào cạnh nguy cấp, anh Dậu thì đang ốm, gia đình chưa có cách nào để trả nợ, tất cả dồn lên vai chị. Đây có thể coi là thế ” tức nước” đầu tiên. Khi bọn Cai Lệ và người nhà Lý Trưởng đến, chị Dậu tha thiết xin khất sưu, van xin chúng. Chị rất lễ phép, nhún nhường, ăn nói rõ ràng trên dưới. Đây là thái độ của con người gần như bị đẩy vào đường cùng. Chị Dậu vẫn kiên nhẫn van xin trước người có quyền lực nhưng tất cả đều không thành lại còn bị đánh. Không còn cách nào khác chị liều mạng cự lại. Chị thay đổi cả cách xưng hô cho thấy đây là lúc đỉnh điểm bộc pát thành hành động chống đối. Chị đanh đá, đáo để để bảo vệ chồng. Chị không còn đấu lý mà chuyển sang vũ lực với bọn tay sai. Hai hiệp, mặt đối mặt, nhà văn dùng nhiều từ miêu tả để người đọc, người nghe thấy được sức mạnh của chị Dậu. Người đọc hả hê sung sướng vì ” con giun xéo mãi cũng quằn ” , ” có áp bức thì sẽ có đấu tranh”. Câu nói cuối cùng của cj Dậu trong đoạn trích thể hiện một thái độ mạnh mẽ, không sợ cường quyền áp bức. Chị Dậu đại diện cho những người nông dân lao động khổ cực bị áp bước vùng lên với tình thần bất khuất và sức mạnh của tình yêu thương cùng lòng căm phẫn. Đây là qui luật tất yếu ” Tức nước vỡ bờ”