Viết đoạn văn ngắn 10-12.trình bày suy nghĩ của em về sự tôn trọng người khác trong cuộc sống

By Adeline

Viết đoạn văn ngắn 10-12.trình bày suy nghĩ của em về sự tôn trọng người khác trong cuộc sống

0 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn 10-12.trình bày suy nghĩ của em về sự tôn trọng người khác trong cuộc sống”

  1. Từ xa xưa, ông cha ta đã để lại rất nhiều những câu tục ngữ, thành ngữ về lời chào hỏi như: “lời chào cao hơn mâm cỗ”, “đi hỏi về chào”, “đi thưa về báo”… Như vậy, lời chào hỏi từ lâu đã trở thành văn hóa ứng xử giao tiếp rất đẹp, giàu tính nhân văn của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, văn hóa lời chào hỏi ấy đang dần bị mai một nghiêm trọng.

       Lời chào hỏi là cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với con người trong một tập thể, cộng đồng. Thực trạng hiện nay, lời chào đã và đang dần dần mất đi vai trò của nó trong cuộc sống khi mà không ít người xem đó chỉ là hình thức, là xã giao không cần thiết. Nên tình trạng con cái về nhà không thèm hỏi cha mẹ; học sinh tới trường gặp thầy cô không chào; ra ngoài xã hội con cháu không chào người lớn tuổi… Vô hình chung, họ đang vô tình hay cố ý làm mất đi phép lịch sự tối thiểu, nét văn hóa tốt đẹp trong ứng xử thiết yếu của cuộc sống.

       Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên?. Đó trước hết là do ý thức của con người rất kém, thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc thực dụng ích kỉ, thiếu sự hòa đồng với mọi người xung quanh; do môi trường giáo dục gia đình – cái nôi sinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của con người: cha mẹ ít quan tâm tới con cái, không bảo ban, dạy dỗ về tầm quan trọng của lời chào; môi trường giáo dục nhà trường chỉ quan tâm tới dạy kiến thức hàn lâm mà không chú trọng dạy kĩ năng mềm – văn hóa ứng xử cho người học; xã hội kim tiền công nghiệp thực dụng với bộn bề lo toan trong cuộc sống nên mối quan hệ giữa người với người trở nên lỏng lẻo, hạn chế chia sẻ, tiếp xúc với nhau…

       Hậu quả làm rạn nứt tình cảm, con người sống với nhau như một cỗ máy, thiếu đồng cảm, sự đoàn kết, tình yêu thương, thậm chí gia tăng thêm sự mâu thuẫn, ghen ghét lẫn nhau: ” Gió nồm là gió nồm nam / Trách người bạc nghĩa đi ngang không chào”; làm mất đi truyền thống văn hóa ứng xử đẹp của cha ông ta xưa: “Làm người chữ “Lễ” đứng đầu/ Kế đến chữ “Nghĩa” ngàn sau để đời”; và người có văn hóa ứng xử kém, mà trước hết là lời chào hỏi không có được thì chắc chắn đạo đức cũng không tốt, sẽ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và công việc của bản thân mình…

       Có thể nói, lời chào hỏi là thước đo phẩm chất, đạo đức của con người, vì vậy mỗi người cần có ý thức chào hỏi một cách có văn hóa trong cuộc sống này. Tùy từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau lại có những cách chào hỏi khác nhau, sao cho phù hợp. Đối với người bề trên thì lễ phép, kính trọng; đối với bạn bè cùng trang lứa thì hòa đồng, gắn bó, sẻ chia. Các bậc phụ huynh và nhà trường, xã hội cần chú trọng giáo dục con em mình về văn hóa ứng xử giao tiếp, sao cho họ nhận thức được tầm quan trọng của lời chào và lời chào là văn hóa truyền thống của cha ông ta: “Tiên học lễ – hậu học văn”.

       

    Trả lời
  2. Mỗi con người đều có vô vàn phẩm chất quý giá. Một trong những phẩm đó là “sự tôn trọng người khác” . Vậy ta hiểu tôn trọng người khác là gì? Tôn trọng người khác là biết tôn trọng, hành xử đúng mực, coi trọng phẩm chất danh dự của họ. Trong cuộc sống ngày nay, tôn trọng người khác được biểu hiện ở rất nhiều nơi nhưng đâu phải ai cũng có . Khi ta tôn trong người khác chắc chắn ta sẽ được họ tôn trọng lại. Đặc biệt hơn cả , chắc chăn bạn sẽ được mọi người quý, giúp đỡ rất nhiệt tình . Vơi cái thời kĩ hiện đại 4.0 ngày nay , thanh thiếu niên đối với các ông bà lớn tuổi, những cô chú , tất cả mọi người đang dần rời xa, lãng quên cái trách nhiệm , bổn phận của mình . Họ đang dần quên đi cái nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mình. Chúng ta cần phải loại bỏ ngay và thay vào đó là những điều vô cùng ấm áp, thiêng liêng để kình trọng mọi người bằng những việc làm cụ thể . Qua đây ta có thể thấy tôn trong người khác là một phẩm chất vô cùng quan trọng. Mỗi người hãy giữ cho mình được cái phẩm chất trong sáng này để cuộc sống thêm tốt đẹp hơn, giàu tình thương giữa người với người.

    Trả lời

Viết một bình luận