viết đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu ý nghĩa của lòng tự trọng
0 bình luận về “viết đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu ý nghĩa của lòng tự trọng”
Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay và cũng giống như lòng tự trọng vậy
Lòng tự trọng là một phẩm chất đạo đức đáng quý cần có ở mỗi người. Tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình. Người có lòng tự trọng luôn biết được giá trị của bản thân, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm của mình, không để người khác khinh khi, coi thường nhân phẩm. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao trước khi tìm đến với cái chết đã gửi lại ông giáo 30 đồng bạc nhờ ông giáo lo ma chay cho mình là một biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng. Sống tự trọng sẽ làm nâng cao giá trị của bản thân mình, giúp con người hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội nên làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, tự trọng cũng giúp ta nhận ra phần hạn chế của chính mình để không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên hoàn thiện chính mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống, bên cạnh những người có lòng tự trọng thì vẫn còn rất nhiều kẻ vì lợi ích cá nhân của mình mà đi bán rẻ lương tâm, phẩm chất, sẵn sàng làm những việc xấu mà không hề ăn năn, hối lỗi. Họ rất đáng bị lên án. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường rèn đức luyện tài thì cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tự trọng và hãy bồi đắp lòng tự trọng của mình bằng cách sống ngay thẳng, trung thực, không gian dối, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không cần ai bảo ban, nhắc nhở,… để hoàn thiện nhân cách của chính mình.
Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân. Người có lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đén những điều ấy. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định. Có lòng tự trọng sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mói quan hệ xã hội ngày nay và cũng giống như lòng tự trọng vậy
Lòng tự trọng là một phẩm chất đạo đức đáng quý cần có ở mỗi người. Tự trọng là ý thức biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của chính mình. Người có lòng tự trọng luôn biết được giá trị của bản thân, biết nhận sai, sửa sai, không làm những việc xấu hổ với lương tâm của mình, không để người khác khinh khi, coi thường nhân phẩm. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao trước khi tìm đến với cái chết đã gửi lại ông giáo 30 đồng bạc nhờ ông giáo lo ma chay cho mình là một biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng. Sống tự trọng sẽ làm nâng cao giá trị của bản thân mình, giúp con người hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội nên làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, tự trọng cũng giúp ta nhận ra phần hạn chế của chính mình để không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên hoàn thiện chính mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống, bên cạnh những người có lòng tự trọng thì vẫn còn rất nhiều kẻ vì lợi ích cá nhân của mình mà đi bán rẻ lương tâm, phẩm chất, sẵn sàng làm những việc xấu mà không hề ăn năn, hối lỗi. Họ rất đáng bị lên án. Chúng ta là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường rèn đức luyện tài thì cần ý thức được vai trò quan trọng của lòng tự trọng và hãy bồi đắp lòng tự trọng của mình bằng cách sống ngay thẳng, trung thực, không gian dối, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không cần ai bảo ban, nhắc nhở,… để hoàn thiện nhân cách của chính mình.