viết đoạn văn ngắn bàn vè vẻ đẹp nghệ thuật của Bà Tú trong bài thơ Thương vợ
0 bình luận về “viết đoạn văn ngắn bàn vè vẻ đẹp nghệ thuật của Bà Tú trong bài thơ Thương vợ”
Người phụ nữ đã đi vào văn học khá nhiều và trở thành một trong những hình tượng lớn của văn chương kim cổ. Tuy nhiên viết về người phụ nữ với tư cách là một người vợ bằng tình cảm của một người chồng thì quả thật rất hiếm. Thương vợ của Tú Xương nằm trong số những trường hợp hiếm hoi đó. Bài thơ là chân dung bà Tú, người bạn đời của Tú Xương, được tái hiện bằng tất cả tấm lòng chân thành của một người chồng dành cho vợ.
Hình ảnh bà Tú hiện lên trước hết gắn liền với bao nỗi gian truân khó nhọc. Thân đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải một mình làm lụng buôn bán, một mình xông pha, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ để kiếm sống nuôi gia đình. Cái gian truân khó nhọc được cụ thể hoá bằng thời gian quanh năm, bằng không gian ven sông, quãng vắng, buổi đò đông. Nghĩa là triền miên suốt năm suốt tháng không ngơi không nghỉ, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối. Đặt trong những không gian, thời gian trên hình ảnh bà Tú dường như lại càng trở nên nhỏ bé, cô đơn, tội nghiệp hơn. Cái vất vả nhọc nhằn còn được hiện rõ trong gánh nặng mà bà Tú phải gánh trên vai: Một gia đình với năm con và một chồng. Năm đứa con với biết bao nhu cầu, bao đòi hỏi hàng ngày, bên cạnh đó đức ông chồng giàu chữ nghĩa đã không giúp vợ được gì lại còn trở thành một mối bận tâm lo lắng của vợ, mà nhu cầu của ông chồng ấy nào có ít ỏi gì, nó đủ làm thành một phía để cân bằng với phía năm đứa con.
Thế mới biết cuộc sống hằng ngày của bà Tú là như thế nào. Lo cho con, lo cho chồng, mà phải lo làm sao cho đủ tức là không thừa nhưng cũng không được thiếu. Bằng chừng ấy nỗi lo trĩu nặng trên đôi vai gầy của người vợ, người mẹ ấy. Chính vì vậy mà phải bươn chải nắng mưa khuya sớm, bất kể hiểm nguy hay đơn độc. Nói sao cho xiết những nhọc nhằn cơ cực mà bà Tú phải gánh trong suốt cuộc đời của mình. Hình ảnh bà Tú gợi cho ta nghĩ tới hình ảnh của những người đàn bà đảm đang, lam lũ, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con đã lặng lẽ đi qua trong cuộc sống dân tộc.
Cuộc đời nhiều gian truân vất vả đó là sự thiệt thòi của bà Tú. Thế nhưng cũng chính cuộc đời đó đã làm nổi bật bao vẻ đẹp đáng quý ở người phụ nữ này, vẻ đẹp đầu tiên là vẻ đẹp của sự tảo tần, chịu thương chịu khó. Gánh cả một gánh nặng gia đình trên vai với bao khó khăn cơ cực, lại cô đơn thui thủi một mình, không người sẻ chia giúp đỡ, ấy vậy mà vẫn cần mẫn, không một chút chểnh mảng, bỏ bê công việc. Bà Tú cứ vậy, chăm chỉ, miệt mài, chịu thương, chịu khó, không nề hà khó khăn nguy hiểm, không quản ngại nắng mưa khuya sớm. Hình ảnh thơ không chỉ diễn tả bao nỗi vất vả mà còn làm nổi bật sự nhẫn nại, kiên trì kiếm sống chu tất cho chồng, cho con của bà Tú. Diễn tả đầy đủ nhất điều này có lẽ không câu thơ nào hơn hai câu:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”
Con cò, thân cò là hình ảnh quen thuộc trong văn học truyền thống, là biểu tượng cho người nông dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Dùng hình ảnh “lặn lội thân cò”, Tú Xương đã khái quát được bao phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống mà đức tính nổi bật chính là sự tần tảo, chịu thương chịu khó.
Bà Tú còn đẹp ở sự đảm đang tháo vát, ở sự chu đáo với chồng, với con. Cảnh làm ăn kiếm sống của bà Tú thật không dễ dàng gì, nhưng không lúc nào ta thấy bà Tú bó tay chùn bước, lúc thì một mình lặn lội nơi quãng vắng, khi lại đua chen giành giật chốn đò đông. Tất cả đều để chu tất cho gia đình: nuôi đủ năm con với một chồng. Sức vóc một người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạo kém mà vẫn đảm bảo cho chồng cho con một cuộc sống dẫu chưa phải là sung túc nhưng không đến nỗi thiếu thốn như vậy thì quả là giỏi giang hiếm có. Đó là minh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu hiện thuyết phục về tấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này.
Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng, một duyên hai nợ thì bà Tú vẫn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình – Năm nắng mười mưa dám quản công. Đó là sự hi sinh quên mình, là tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.
Được tái hiện bằng tấm lòng thương vợ chân thành, sâu sắc của Tú Xương, hình ảnh bà Tú trong bài thơ đã trở thành một hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, những người vợ Việt Nam ngàn đời.
Người phụ nữ đã đi vào văn học khá nhiều và trở thành một trong những hình tượng lớn của văn chương kim cổ. Tuy nhiên viết về người phụ nữ với tư cách là một người vợ bằng tình cảm của một người chồng thì quả thật rất hiếm. Thương vợ của Tú Xương nằm trong số những trường hợp hiếm hoi đó. Bài thơ là chân dung bà Tú, người bạn đời của Tú Xương, được tái hiện bằng tất cả tấm lòng chân thành của một người chồng dành cho vợ.
Hình ảnh bà Tú hiện lên trước hết gắn liền với bao nỗi gian truân khó nhọc. Thân đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải một mình làm lụng buôn bán, một mình xông pha, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ để kiếm sống nuôi gia đình. Cái gian truân khó nhọc được cụ thể hoá bằng thời gian quanh năm, bằng không gian ven sông, quãng vắng, buổi đò đông. Nghĩa là triền miên suốt năm suốt tháng không ngơi không nghỉ, lúc nào cũng đầu tắt mặt tối. Đặt trong những không gian, thời gian trên hình ảnh bà Tú dường như lại càng trở nên nhỏ bé, cô đơn, tội nghiệp hơn. Cái vất vả nhọc nhằn còn được hiện rõ trong gánh nặng mà bà Tú phải gánh trên vai: Một gia đình với năm con và một chồng. Năm đứa con với biết bao nhu cầu, bao đòi hỏi hàng ngày, bên cạnh đó đức ông chồng giàu chữ nghĩa đã không giúp vợ được gì lại còn trở thành một mối bận tâm lo lắng của vợ, mà nhu cầu của ông chồng ấy nào có ít ỏi gì, nó đủ làm thành một phía để cân bằng với phía năm đứa con.
Thế mới biết cuộc sống hằng ngày của bà Tú là như thế nào. Lo cho con, lo cho chồng, mà phải lo làm sao cho đủ tức là không thừa nhưng cũng không được thiếu. Bằng chừng ấy nỗi lo trĩu nặng trên đôi vai gầy của người vợ, người mẹ ấy. Chính vì vậy mà phải bươn chải nắng mưa khuya sớm, bất kể hiểm nguy hay đơn độc. Nói sao cho xiết những nhọc nhằn cơ cực mà bà Tú phải gánh trong suốt cuộc đời của mình. Hình ảnh bà Tú gợi cho ta nghĩ tới hình ảnh của những người đàn bà đảm đang, lam lũ, lặn lội kiếm sống nuôi chồng, nuôi con đã lặng lẽ đi qua trong cuộc sống dân tộc.
Cuộc đời nhiều gian truân vất vả đó là sự thiệt thòi của bà Tú. Thế nhưng cũng chính cuộc đời đó đã làm nổi bật bao vẻ đẹp đáng quý ở người phụ nữ này, vẻ đẹp đầu tiên là vẻ đẹp của sự tảo tần, chịu thương chịu khó. Gánh cả một gánh nặng gia đình trên vai với bao khó khăn cơ cực, lại cô đơn thui thủi một mình, không người sẻ chia giúp đỡ, ấy vậy mà vẫn cần mẫn, không một chút chểnh mảng, bỏ bê công việc. Bà Tú cứ vậy, chăm chỉ, miệt mài, chịu thương, chịu khó, không nề hà khó khăn nguy hiểm, không quản ngại nắng mưa khuya sớm. Hình ảnh thơ không chỉ diễn tả bao nỗi vất vả mà còn làm nổi bật sự nhẫn nại, kiên trì kiếm sống chu tất cho chồng, cho con của bà Tú. Diễn tả đầy đủ nhất điều này có lẽ không câu thơ nào hơn hai câu:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”
Con cò, thân cò là hình ảnh quen thuộc trong văn học truyền thống, là biểu tượng cho người nông dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Dùng hình ảnh “lặn lội thân cò”, Tú Xương đã khái quát được bao phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ Việt Nam truyền thống mà đức tính nổi bật chính là sự tần tảo, chịu thương chịu khó.
Bà Tú còn đẹp ở sự đảm đang tháo vát, ở sự chu đáo với chồng, với con. Cảnh làm ăn kiếm sống của bà Tú thật không dễ dàng gì, nhưng không lúc nào ta thấy bà Tú bó tay chùn bước, lúc thì một mình lặn lội nơi quãng vắng, khi lại đua chen giành giật chốn đò đông. Tất cả đều để chu tất cho gia đình: nuôi đủ năm con với một chồng. Sức vóc một người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạo kém mà vẫn đảm bảo cho chồng cho con một cuộc sống dẫu chưa phải là sung túc nhưng không đến nỗi thiếu thốn như vậy thì quả là giỏi giang hiếm có. Đó là minh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu hiện thuyết phục về tấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này.
Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng, một duyên hai nợ thì bà Tú vẫn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình – Năm nắng mười mưa dám quản công. Đó là sự hi sinh quên mình, là tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.
Được tái hiện bằng tấm lòng thương vợ chân thành, sâu sắc của Tú Xương, hình ảnh bà Tú trong bài thơ đã trở thành một hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, những người vợ Việt Nam ngàn đời.