Viết đoạn văn ngắn khoảng 12-15 dòng trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: ” Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

By Katherine

Viết đoạn văn ngắn khoảng 12-15 dòng trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: ” Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

0 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn khoảng 12-15 dòng trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: ” Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao””

  1. Câu hỏi: Viết đoạn văn ngắn khoảng 12-15 dòng trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: ” Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

    Câu trả lời: 

    Là người Việt Nam, chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với câu tục ngữ: ” Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi: Câu tục ngữ trên mang ý nghĩa gì chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu! Câu tục ngữ này có ý khuyên nhủ chúng ta rằng trong cuộc sống, nếu như bạn chỉ đơn thương độc mã, tự lập làm điều gì đó một mình thì khả năng thất bại sẽ khá cao, nhưng nếu cùng nhau đoàn kết làm việc đó thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn và cũng sẽ có hiệu quả hơn. Đầu tiên, ” Một cây ” ở đây là người đời muốn ám chỉ đến sự yếu ớt của nó, chỉ là một cái cây nhỏ bé, trơ trọi giữa cuộc sống khắc ngiệt liệu có thể tồn tại. Điều này được hiểu là muốn nhắc đến sự đơn độc của một vật thể sống, nếu chỉ tự lập, cố gắng sinh tồn một mình chắc chắn sẽ thấy rất đơn độc và sẽ sớm gục ngã. Nhưng khi có ” ba cây ” chụm lại, thì lại khác, cái cây đơn độc kia lúc trước chẳng làm được tích sự gì, giờ đây có thể ” nên cả hòn núi cao “. Cũng giống như vậy thôi, các vật thể sống quanh ta, và cả chính chúng ta cần có sự đoàn kết, để vượt qua những gian nan thử thách của đường đời. Con người chúng ta cũng nên học hỏi theo điều trên, để cùng nhau băng qua bao khó khăn, cùng nhau vượt muôn ngàn bão giông, thiên tai, cùng nhau góp sức xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Em rất thích câu tục ngữ trên, vì nó thể hiện một tinh thần đoàn kết rất đáng học hỏi.

    @Rapbokhongthuocloi

    Học tốt!!!

    Trả lời
  2. Một cây làm chẳng lên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao

       Câu tục ngữ ” Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa khuyên chúng ta phải biết đoàn kết , yêu thương, đùm bọc lẫn nhau . Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất. Như vậy, qua câu ca dao trên, ông cha ta đã khẳng định vai trò to lớn của tinh thần đoàn kết.  Đoàn kết là sự kết hợp các cá thể trong một khối chung, tập hợp những người có chung một mục đích thành một khối thống nhất khăng khít với nhau. Nhờ có tinh thần đoàn kết mà con người tạo nên sức mạnh lớn lao, đủ sức chống lại mọi thế lực chống phá và thù địch. Có thể lấy một ví dụ tiêu biểu , đó là trong thời chiến, con người đã chung sức, đồng lòng , cùng nhau hợp lực để chống lại mọi thế lực thù địch và ngăn chặn âm mưu xâm lược và thôn tính của các nước đế quốc nên nước ta. Ngày nay, trong thời bình, tiếp nối truyền thống yêu nước và đoàn kết của cha ông, nhân dân ta đã cùng nhau đoàn kết trong lao động, trong học tập và ngày càng thắt chặt tình làng nghĩa xóm. Cũng từ đây, những phong trào thi đua 3 tốt, 5 tốt được hình thành trong các cơ quan đoàn thể, đề cao tinh thần đoàn kết của tập thể. Mỗi thành viên trong tập thể phải là người cùng nhau hợp sức với các thành viên khác để cùng hoàn thành công việc và đạt giải thi đua trong cơ quan. Như vậy để thấy, tinh thần đoàn kết đang ngày càng được nâng cao và coi trọng.Đoàn kết để xúc tiến công việc nhanh hơn, đoàn kết để cùng nhau cố gắng và đoàn kết để tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh cộng đồng.

    Trả lời

Viết một bình luận