viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ một bếp lửa ấp ui nồng đượm cháu thương bà biết mấy nắng mưa
0 bình luận về “viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ một bếp lửa ấp ui nồng đượm cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Nhắc đến nhà thơ Bằng Việt, ta thường hay nghĩ tới lối viết giản dị, đầy cảm xúc cùng những tình yêu trong sáng, chân thành, gần gũi hấp dẫn độc giả. Cảm xúc ấy đã được khơi gợi đầy mạnh mẽ ngay từ hai câu thơ đoạn mở đầu tác phẩm “Bếp lửa”(trích thơ). Hình ảnh bếp lửa hiện lên(nhãn tự của bài thơ) thật thân thương, gần gũi với sự ấm áp nồng nàn của hương khói cay nhòe đôi mắt, nơi chuẩn bị những món ăn hâm nóng tc gđ. Câu thơ là sự kết hợp thú vị khi gắn bếp lửa với động từ ấp iu, tính từ nồng đượm. Cách sử dụng ngôn ngữ khéo léo, tài tình vừa thể hiện tình cảm trân trọng, giữ gìn, nhớ mong bếp lửa vừa diển tả hiệu quả trạng thái, nhiệt độ căn bếp. Người cháu khi ấy nhớ lại “bếp lửa” thời thơ bé cũng như khắc ghi sâu đậm hình bóng nguoqif bà đầy chân quý, nhớ lại “biết mấy” những vất vả, tần tảo đội nắng lội mưa mà người bả tần tảo đã đi qua mà “thương bà biết mấy”. Câu thơ với sắc thái biểu cảm thâm thúy, ấn tượng đã chạm tới con tim người đọc, ta rung cảm trước tình cảm chân thành của người cháu dù đã lớn nhưng vấn ko nguôi nỗi nhớ về người bà thân thương. Hai câu thơ với dọng điệu tha thiết, yêu thương đã bộc lộ hiệu quả tấm lòng của người cháu dành cho người bà tần tảo, hy sinh chăm lo cho cháu từ tấm bé.
Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ “một bếp lửa”. “Bếp lửa” ấy là hình ảnh vô cùng gần gũi và thân quen với mỗi gia đình Việt Nam từ bao giờ. Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. Để rồi không cầm được cảm xúc, người cháu đã thốt lên : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu .
Nhắc đến nhà thơ Bằng Việt, ta thường hay nghĩ tới lối viết giản dị, đầy cảm xúc cùng những tình yêu trong sáng, chân thành, gần gũi hấp dẫn độc giả. Cảm xúc ấy đã được khơi gợi đầy mạnh mẽ ngay từ hai câu thơ đoạn mở đầu tác phẩm “Bếp lửa”(trích thơ). Hình ảnh bếp lửa hiện lên(nhãn tự của bài thơ) thật thân thương, gần gũi với sự ấm áp nồng nàn của hương khói cay nhòe đôi mắt, nơi chuẩn bị những món ăn hâm nóng tc gđ. Câu thơ là sự kết hợp thú vị khi gắn bếp lửa với động từ ấp iu, tính từ nồng đượm. Cách sử dụng ngôn ngữ khéo léo, tài tình vừa thể hiện tình cảm trân trọng, giữ gìn, nhớ mong bếp lửa vừa diển tả hiệu quả trạng thái, nhiệt độ căn bếp. Người cháu khi ấy nhớ lại “bếp lửa” thời thơ bé cũng như khắc ghi sâu đậm hình bóng nguoqif bà đầy chân quý, nhớ lại “biết mấy” những vất vả, tần tảo đội nắng lội mưa mà người bả tần tảo đã đi qua mà “thương bà biết mấy”. Câu thơ với sắc thái biểu cảm thâm thúy, ấn tượng đã chạm tới con tim người đọc, ta rung cảm trước tình cảm chân thành của người cháu dù đã lớn nhưng vấn ko nguôi nỗi nhớ về người bà thân thương. Hai câu thơ với dọng điệu tha thiết, yêu thương đã bộc lộ hiệu quả tấm lòng của người cháu dành cho người bà tần tảo, hy sinh chăm lo cho cháu từ tấm bé.
Khổ thơ chỉ vỏn vẹn ba câu mà đã hai lần lặp lại điệp từ “một bếp lửa”. “Bếp lửa” ấy là hình ảnh vô cùng gần gũi và thân quen với mỗi gia đình Việt Nam từ bao giờ. Từ láy “chờn vờn” vừa tả ánh sáng lập lòe và từng làn khói vương vấn của bếp lửa mới nhen buổi sớm, vừa gợi lại hình ảnh bóng bà chập chờn trên in trên vách. Kết hợp với sự mờ ảo của “sương sớm”, những mảnh ký ức ấy như ẩn hiện trong làn sương vương vấn mùi khói, không hề thiếu đi sự nồng ấm. “Ấp iu” tuy là một từ ghép nhưng lại mang âm hưởng của từ láy, vừa là sự kết hợp của ấp ủ và yêu thương, vừa gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian. Để rồi không cầm được cảm xúc, người cháu đã thốt lên : “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu .
Xin 5* và TLHN, cảm ơn bạn.