Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên
0 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên”
Nhắc đến văn học Việt Nam, ngay cả bạn bè quốc tế, không ai không biết đến “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. 3245 câu thơ lục bát, mỗi câu đều thấm vào lòng người, rung động cả thời gian. “Trao duyên” là một trong những đoạn trích đặc sắc trong truyện Kiều. Đoạn trích đã tái hiện thành công diễn biến tâm lí phức tạp và sự giằng xé tâm trạng của Kiều trong đêm cậy nhờ Thúy Vân trả ân nghĩa cho chàng Kim.
Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau, trai tài gái sắc đem lòng cảm mến. Một đêm trăng thanh đã định ra lời thề nguyền. Song Kim Trọng phải về quê chịu tang chú ruột. Biến cố cũng bất ngờ ập đến với gia đình Thúy Kiều. Để cứu cha và em trai, Kiều buộc phải bán mình cho Mã Giám Sinh. Vì làm tròn chữ hiếu, nàng đành phải từ bỏ mối tình tốt đẹp với Kim Trọng. Lời thề nguyền trước đó không bao lâu, Kiều không thể thực hiện được. Vào đêm trước ngày theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều quyết định nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa tình cho Kim Trọng.
“Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Trong gia đình Vương ông, Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em. Kiều vốn có vai vế cao hơn so với Thúy Vân. Nhưng khi trao duyên, từ hành động đến cử chỉ, Thúy Kiều đều tự hạ mình để khẩn cầu em. Những từ ngữ “cậy”, “chịu” trong lời nói và hành động “lạy”, “thưa” khiến cho lời nhờ cậy trở nên vô cùng tha thiết. Không khí cuộc trò chuyện từ đó cũng trở nên nghiêm túc, thiêng liêng hơn. Không phải “nhờ” mà là “cậy”. “Cậy” vừa mang theo sự khẩn cầu thiết tha vừa vô hình tạo ra sức nặng. Dù muốn em thay mình nối tiếp mối duyên với Kim Trọng. Song Thúy Kiều vẫn hiểu rằng như thế là bất công với Thúy Vân. Những lời nói và hành động trái với vai vế lễ nghi, chứa đầy sự trang trọng do vậy mới xuất hiện.
Là chị, nhưng Kiều không đứng ở vị trí của người chị mà dùng tư thế của người chịu ơn để nói với Thúy Vân. Lời nhờ cậy ngỏ ra vẫn còn dè dặt, không bắt ép mà “mặc em” quyết định. Tình yêu với Kim Trọng không phải mờ nhạt thoáng qua mà là khắc cốt ghi tâm. Từ bỏ, Kiều phải chịu đựng nỗi đau tan nát cõi lòng. Nhưng ngay cả trong hoàn cảnh ấy, cách ứng xử của Kiều vẫn thể hiện sự sắc sảo, thông minh khôn khéo và tế nhị.
Bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn Trao duyên, trích Truyện Kiều
Để thuyết phục Thúy Vân, Kiều đã nói về cảnh ngộ bắt buộc của mình và mối tình dang dở với chàng Kim:
“Kể từ khi gặp chàng Kim Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề Sự đâu sóng gió bất kì Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
“Quạt ước” và “chén thề” là những hình ảnh ước lệ tượng trưng gợi nhắc những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ với chàng Kim. Đồng thời cũng như một lưỡi dao sắc, gợi bao đau đớn, xót xa của hiện thực. Tình yêu đôi lứa bị chia cắt, dang dở.
“Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non Chị dù thịt nát xương mòn Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”
Trong sâu thẳm tâm hồn người con gái tài sắc vẹn toàn là những tâm sự và nỗi đau khắc cốt ghi tâm. Từng câu từng chữ đều thăm thẳm đớn đau xé lòng. Kiều mong Thúy Vân thấu hiểu và đồng ý lời thỉnh cầu của mình. Thậm chí, Thúy Kiều nhắc đến cả tình thân ruột thịt và cái chết. Nguyện ước trao duyên quả thật tha thiết, xót xa khôn cùng. “Thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” đều là những lí lẽ thuyết phục khiến Thúy Vân không thể chối từ. Ngoài ra cũng như mang theo mà dự cảm không lành của nàng về tương lai, số phận bi kịch nhiều sóng gió.
Sau khi thuyết phục em bằng lời lẽ khéo léo, thấu tình đạt lí, Thúy Kiều đã trao lại cho Thúy Vân những kỉ vật tình yêu của mình với Kim Trọng, hoàn tất nghi thức trao duyên:
“Chiếc vành với bức tờ mây Duyên này thì giữ, vật này của chung Dù em nên vợ nên chồng Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên Mất người còn chút của tin Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
Tất cả những kỉ vật như “chiếc vành”, “bức tờ mây”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền” đều là minh chứng cho một đoạn tình cảm sâu nặng, minh chứng cho một mối tình đẹp đẽ mang tên Kim – Kiều. Dù dang dở, dù thuộc về quá khứ, nó vẫn vô cùng thiêng liêng với Kiều, trao lại cho em, lòng nàng không thể nén được nỗi xót xa, không nỡ. Đây chính là thời điểm lí trí và tình cảm của nàng xảy ra mâu thuẫn.
Hai từ “của chung” thể hiện sự lúng túng, ngập ngừng, cho thấy tâm trạng của Kiều khi trao lại kỉ vật cho em. Lí trí thì mách bảo dứt khoát trao đi nhưng tình cảm thì lại không thể. Nếu như trước đó, Kiều tỏ ra đầy dứt khoát, khôn khéo trong lời nói. Thì đến đây, câu từ đều thấm đượm sự tiếc nuối, xót xa. Từng lời nói như nghẹn lại, trực trào nức nở, mang nặng nỗi đau xé ruột xé gan của người con gái lần đầu rung động trước những ngang trái cuộc đời.
“Mai sau dù có bao giờ Đốt lò hương ấy, so tơ phím này, Trông ra ngọn cỏ lá cây Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lời Rưới xin chén nước cho người thác oan”
Kiều dường như có dự cảm về cuộc đời mình và cái chết. Nàng tự nhận mình bạc mệnh, nghĩ đến cả tình cảnh mình chết đi. Dù phải đến một thế giới khác, dù không thể trở lại cuộc sống bình thường và số phận mong manh. Kiều vẫn không hề thanh thản mà còn nặng lòng hơn với tình duyên, canh cánh vẫy vùng trong sự bất lực thác oan, đau đớn.
Chấp nhận trao duyên cũng là chấp nhận từ bỏ đoạn tình cảm tốt đẹp này, cắt đứt mối liên hệ với chàng Kim. Vậy nên, khi trao kỉ vật cho Thúy Vân, linh hồn của nàng dường như cũng đánh mất. Nỗi đau đớn bấy giờ không kìm nén nổi mà trào dâng trong tâm trí bế tắc, túng quẫn:
“Bây giờ trâm gãy gương tan Kể sao cho xiết muôn vàn ái ân! Trăm nghìn gửi lạy tình quân, Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi Phận sao phận bạc như vôi! Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng Ôi Kim lang! Hỡi Kim Lang Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Dù do tình cảnh ép buộc, dù do sóng gió tai ương bất ngờ ập đến. Nàng vẫn cảm thấy mình là người có lỗi, mình là người đã cô phụ chàng Kim. Tiếng gọi Kim Trọng cất lên tha thiết và nghẹn ngào. Cả đoạn thơ như những tiếng than đứt ruột. Mọi bi kịch, mọi khổ đau và tình cảm sâu nặng của Thúy Kiều dường như đã lên đến đỉnh điểm. Song, chúng ta vẫn nghe thấy trong đó cả tiếng lòng cảm thông của tác giả và sự trân trọng cô gái trọng nghĩa tình.
“Trao duyên” là bức tranh tái hiện bi kịch tình yêu tan vỡ muôn vàn xót xa của Thúy Kiều. Qua đó tác giả đã làm bật lên được vẻ đẹp của Thúy Kiều: thủy chung da diết nhưng cũng sắc sảo mặn mà. Đồng thời, đại thi hào Nguyễn Du cũng thể hiện được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy. Không chỉ là tấm lòng đồng cảm xót thương, Nguyễn Du còn dường như hóa thân thành nhân vật để tự trải lòng. Nội tâm Thúy Kiều nhờ đó được tái hiện vô cùng toàn diện. Đằng sau tất cả những điều đó là một tấm lòng nhân hậu, tinh thần nhân đạo và con mắt nhìn thấu sáu cõi của Nguyễn Du.
Có thể nói, đoạn trích là sự kết hợp hài hòa giữa thể thơ lục bát và các biện pháp tu từ. Đặc biệt qua các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học, Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng đau đớn dằn vặt của Kiều khi trao duyên. Từ đó làm nổi bật hình ảnh người con gái trọng tình trọng nghĩa. Đoạn trích không chỉ làm nổi bật tài năng miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du. Mà còn thể hiện cả tấm lòng nhân đạo sâu sắc, tình yêu thương và sự cảm thông của Nguyễn Du dành cho nhân vật.
Đoạn trích “Trao duyên” với những giá trị về nội dung và nghệ thuật ấy thực sự đã mang đến cho chúng ta cái nhìn chân thực hơn về thời đại. Thời đại đồng tiền có thể chà đạp số phận con người, băng hoại đạo đức và đầy rẫy bất công. Để rồi rất nhiều năm qua đi, người ta vẫn nhớ mãi tác phẩm mang đầy giá trị nhân đạo “Truyện Kiều”.
Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng phải chịu một số phận bất hạnh. Câu thơ miêu tả Thúy Vân: “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” còn đối với Thúy Kiều:” Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” đây là một nghễ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi nói về hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều vì nó không những miêu tả sắc đẹp mà còn dự báo trước về cuộc đời. Ở Thúy Vân tác giả dùng từ” thua, nhường” thể hiện một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, còn ở Thúy Kiều thì các từ “ghen, hờn” nói lên cuộc sống của Kiều sẽ gặp nhiều sống gió, trắc trở. Một người có tài, sắc, vừa sắc sảo về trí tuệ vừa mặn mà về tâm hồn lại phải chịu một cuộc đời đầy sóng gió, hai lần bị bán vào lầu xanh, hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn, rồi hai lần nương nhờ cửa phật. Kiều là người biết báo ân, báo oán, khi có cơ hội Kiều đã tìm Hoạn Thư để trả thù nhưng cuối cùng nàng cũng tha cho Hoạn Thư thể hiện Kiều có lòng vị tha. Kiều là nhân vật đại diện cho những phụ nữ có tài, bạc mệnh bị bóng đêm chà đạp lên nhân phẩm con người, bị rẽ rún dưới xã hội phong kiến bất công.
Nhắc đến văn học Việt Nam, ngay cả bạn bè quốc tế, không ai không biết đến “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. 3245 câu thơ lục bát, mỗi câu đều thấm vào lòng người, rung động cả thời gian. “Trao duyên” là một trong những đoạn trích đặc sắc trong truyện Kiều. Đoạn trích đã tái hiện thành công diễn biến tâm lí phức tạp và sự giằng xé tâm trạng của Kiều trong đêm cậy nhờ Thúy Vân trả ân nghĩa cho chàng Kim.
Thúy Kiều và Kim Trọng gặp nhau, trai tài gái sắc đem lòng cảm mến. Một đêm trăng thanh đã định ra lời thề nguyền. Song Kim Trọng phải về quê chịu tang chú ruột. Biến cố cũng bất ngờ ập đến với gia đình Thúy Kiều. Để cứu cha và em trai, Kiều buộc phải bán mình cho Mã Giám Sinh. Vì làm tròn chữ hiếu, nàng đành phải từ bỏ mối tình tốt đẹp với Kim Trọng. Lời thề nguyền trước đó không bao lâu, Kiều không thể thực hiện được. Vào đêm trước ngày theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều quyết định nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa tình cho Kim Trọng.
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”
Trong gia đình Vương ông, Thúy Kiều là chị, Thúy Vân là em. Kiều vốn có vai vế cao hơn so với Thúy Vân. Nhưng khi trao duyên, từ hành động đến cử chỉ, Thúy Kiều đều tự hạ mình để khẩn cầu em. Những từ ngữ “cậy”, “chịu” trong lời nói và hành động “lạy”, “thưa” khiến cho lời nhờ cậy trở nên vô cùng tha thiết. Không khí cuộc trò chuyện từ đó cũng trở nên nghiêm túc, thiêng liêng hơn. Không phải “nhờ” mà là “cậy”. “Cậy” vừa mang theo sự khẩn cầu thiết tha vừa vô hình tạo ra sức nặng. Dù muốn em thay mình nối tiếp mối duyên với Kim Trọng. Song Thúy Kiều vẫn hiểu rằng như thế là bất công với Thúy Vân. Những lời nói và hành động trái với vai vế lễ nghi, chứa đầy sự trang trọng do vậy mới xuất hiện.
Là chị, nhưng Kiều không đứng ở vị trí của người chị mà dùng tư thế của người chịu ơn để nói với Thúy Vân. Lời nhờ cậy ngỏ ra vẫn còn dè dặt, không bắt ép mà “mặc em” quyết định. Tình yêu với Kim Trọng không phải mờ nhạt thoáng qua mà là khắc cốt ghi tâm. Từ bỏ, Kiều phải chịu đựng nỗi đau tan nát cõi lòng. Nhưng ngay cả trong hoàn cảnh ấy, cách ứng xử của Kiều vẫn thể hiện sự sắc sảo, thông minh khôn khéo và tế nhị.
Bài văn mẫu Cảm nhận về đoạn Trao duyên, trích Truyện Kiều
Để thuyết phục Thúy Vân, Kiều đã nói về cảnh ngộ bắt buộc của mình và mối tình dang dở với chàng Kim:
“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
“Quạt ước” và “chén thề” là những hình ảnh ước lệ tượng trưng gợi nhắc những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ với chàng Kim. Đồng thời cũng như một lưỡi dao sắc, gợi bao đau đớn, xót xa của hiện thực. Tình yêu đôi lứa bị chia cắt, dang dở.
“Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối vẫn còn thơm lây”
Trong sâu thẳm tâm hồn người con gái tài sắc vẹn toàn là những tâm sự và nỗi đau khắc cốt ghi tâm. Từng câu từng chữ đều thăm thẳm đớn đau xé lòng. Kiều mong Thúy Vân thấu hiểu và đồng ý lời thỉnh cầu của mình. Thậm chí, Thúy Kiều nhắc đến cả tình thân ruột thịt và cái chết. Nguyện ước trao duyên quả thật tha thiết, xót xa khôn cùng. “Thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối” đều là những lí lẽ thuyết phục khiến Thúy Vân không thể chối từ. Ngoài ra cũng như mang theo mà dự cảm không lành của nàng về tương lai, số phận bi kịch nhiều sóng gió.
Sau khi thuyết phục em bằng lời lẽ khéo léo, thấu tình đạt lí, Thúy Kiều đã trao lại cho Thúy Vân những kỉ vật tình yêu của mình với Kim Trọng, hoàn tất nghi thức trao duyên:
“Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng
Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên
Mất người còn chút của tin
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
Tất cả những kỉ vật như “chiếc vành”, “bức tờ mây”, “phím đàn”, “mảnh hương nguyền” đều là minh chứng cho một đoạn tình cảm sâu nặng, minh chứng cho một mối tình đẹp đẽ mang tên Kim – Kiều. Dù dang dở, dù thuộc về quá khứ, nó vẫn vô cùng thiêng liêng với Kiều, trao lại cho em, lòng nàng không thể nén được nỗi xót xa, không nỡ. Đây chính là thời điểm lí trí và tình cảm của nàng xảy ra mâu thuẫn.
Hai từ “của chung” thể hiện sự lúng túng, ngập ngừng, cho thấy tâm trạng của Kiều khi trao lại kỉ vật cho em. Lí trí thì mách bảo dứt khoát trao đi nhưng tình cảm thì lại không thể. Nếu như trước đó, Kiều tỏ ra đầy dứt khoát, khôn khéo trong lời nói. Thì đến đây, câu từ đều thấm đượm sự tiếc nuối, xót xa. Từng lời nói như nghẹn lại, trực trào nức nở, mang nặng nỗi đau xé ruột xé gan của người con gái lần đầu rung động trước những ngang trái cuộc đời.
“Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này,
Trông ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời
Rưới xin chén nước cho người thác oan”
Kiều dường như có dự cảm về cuộc đời mình và cái chết. Nàng tự nhận mình bạc mệnh, nghĩ đến cả tình cảnh mình chết đi. Dù phải đến một thế giới khác, dù không thể trở lại cuộc sống bình thường và số phận mong manh. Kiều vẫn không hề thanh thản mà còn nặng lòng hơn với tình duyên, canh cánh vẫy vùng trong sự bất lực thác oan, đau đớn.
Chấp nhận trao duyên cũng là chấp nhận từ bỏ đoạn tình cảm tốt đẹp này, cắt đứt mối liên hệ với chàng Kim. Vậy nên, khi trao kỉ vật cho Thúy Vân, linh hồn của nàng dường như cũng đánh mất. Nỗi đau đớn bấy giờ không kìm nén nổi mà trào dâng trong tâm trí bế tắc, túng quẫn:
“Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể sao cho xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim lang! Hỡi Kim Lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”
Dù do tình cảnh ép buộc, dù do sóng gió tai ương bất ngờ ập đến. Nàng vẫn cảm thấy mình là người có lỗi, mình là người đã cô phụ chàng Kim. Tiếng gọi Kim Trọng cất lên tha thiết và nghẹn ngào. Cả đoạn thơ như những tiếng than đứt ruột. Mọi bi kịch, mọi khổ đau và tình cảm sâu nặng của Thúy Kiều dường như đã lên đến đỉnh điểm. Song, chúng ta vẫn nghe thấy trong đó cả tiếng lòng cảm thông của tác giả và sự trân trọng cô gái trọng nghĩa tình.
“Trao duyên” là bức tranh tái hiện bi kịch tình yêu tan vỡ muôn vàn xót xa của Thúy Kiều. Qua đó tác giả đã làm bật lên được vẻ đẹp của Thúy Kiều: thủy chung da diết nhưng cũng sắc sảo mặn mà. Đồng thời, đại thi hào Nguyễn Du cũng thể hiện được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy. Không chỉ là tấm lòng đồng cảm xót thương, Nguyễn Du còn dường như hóa thân thành nhân vật để tự trải lòng. Nội tâm Thúy Kiều nhờ đó được tái hiện vô cùng toàn diện. Đằng sau tất cả những điều đó là một tấm lòng nhân hậu, tinh thần nhân đạo và con mắt nhìn thấu sáu cõi của Nguyễn Du.
Có thể nói, đoạn trích là sự kết hợp hài hòa giữa thể thơ lục bát và các biện pháp tu từ. Đặc biệt qua các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học, Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng đau đớn dằn vặt của Kiều khi trao duyên. Từ đó làm nổi bật hình ảnh người con gái trọng tình trọng nghĩa. Đoạn trích không chỉ làm nổi bật tài năng miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du. Mà còn thể hiện cả tấm lòng nhân đạo sâu sắc, tình yêu thương và sự cảm thông của Nguyễn Du dành cho nhân vật.
Đoạn trích “Trao duyên” với những giá trị về nội dung và nghệ thuật ấy thực sự đã mang đến cho chúng ta cái nhìn chân thực hơn về thời đại. Thời đại đồng tiền có thể chà đạp số phận con người, băng hoại đạo đức và đầy rẫy bất công. Để rồi rất nhiều năm qua đi, người ta vẫn nhớ mãi tác phẩm mang đầy giá trị nhân đạo “Truyện Kiều”.
Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng phải chịu một số phận bất hạnh. Câu thơ miêu tả Thúy Vân: “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da” còn đối với Thúy Kiều:” Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” đây là một nghễ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi nói về hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều vì nó không những miêu tả sắc đẹp mà còn dự báo trước về cuộc đời. Ở Thúy Vân tác giả dùng từ” thua, nhường” thể hiện một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, còn ở Thúy Kiều thì các từ “ghen, hờn” nói lên cuộc sống của Kiều sẽ gặp nhiều sống gió, trắc trở. Một người có tài, sắc, vừa sắc sảo về trí tuệ vừa mặn mà về tâm hồn lại phải chịu một cuộc đời đầy sóng gió, hai lần bị bán vào lầu xanh, hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn, rồi hai lần nương nhờ cửa phật. Kiều là người biết báo ân, báo oán, khi có cơ hội Kiều đã tìm Hoạn Thư để trả thù nhưng cuối cùng nàng cũng tha cho Hoạn Thư thể hiện Kiều có lòng vị tha. Kiều là nhân vật đại diện cho những phụ nữ có tài, bạc mệnh bị bóng đêm chà đạp lên nhân phẩm con người, bị rẽ rún dưới xã hội phong kiến bất công.