Viết đoạn văn ngắn nêu lên những ưu điểm và nhược điểm của em trong quá trình đọc các văn bản nghị luận lớp 7

Viết đoạn văn ngắn nêu lên những ưu điểm và nhược điểm của em trong quá trình đọc các văn bản nghị luận lớp 7

0 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn nêu lên những ưu điểm và nhược điểm của em trong quá trình đọc các văn bản nghị luận lớp 7”

  1.  Phương pháp nghiên cứu:

    – Dùng phương pháp hệ thống.

    – Dùng phương pháp đối sánh giữa thực tiễn dạy- học với lý luận dạy học.

    – Dùng phương pháp phân tích – tổng hợp.

    – Dùng phương pháp tích hợp, phối hợp với các phân môn, môn học khác.

    – Dùng phương pháp thuyết minh…

    1. Cơ sở lí luận.

    – Trong các phân môn của bộ môn Ngữ văn, Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong quá trình học tập và thi cử. Dạy Văn và tiếng Việt là khó, dạy Tập làm văn lại có những cái khó riêng. Bởi vì, hơn bất cứ phân môn nào, ở đây giáo viên phải đặc biệt coi trọng chủ thể trò, giữ đúng vai trò người hướng dẫn, điều chỉnh để hoạt động tư duy và kỹ năng thực hành của học sinh đi đúng hướng nhằm tiến tới viết (hoặc nói) được văn bản quy định trong chương trình.

    Để đảm bảo tính thực hành giáo viên có nhiều hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh với nhiều dạng bài tập và có không ít những biện pháp thúc đẩy hoạt động tích cực của học sinh. Chẳng hạn: từ quan sát, bắt chước, nhận biết đến sáng tạo. Trong sáng tạo cũng từ sáng tạo bộ phận đến sáng tạo toàn thể. Dù xây dựng hệ thống bài tập nào cũng luôn nắm vững nguyên tắc: từ bài tập dẫn học sinh rút ra phương pháp làm bài tập làm văn, dùng bài tập để luyện kỹ năng cụ thể.

    Để có thể làm được một bài văn hoàn chỉnh, học sinh cần luyện cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn, trong đó kỹ năng viết đoạn là cơ bản nhất. Bởi một bài văn nghị luận chứng minh gồm nhiều đoạn văn, những đoạn văn ấy cùng hướng vào làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh. Và điều quan trọng là không phải cách viết đoạn văn nào cũng giống nhau mà phụ thuộc vào yêu cầu, chức năng, vai trò của đoạn văn để có cách viết phù hợp. Qua đoạn văn chứng minh cụ thể, làm cho học sinh có được thao tác chứng minh: nêu luận điểm (câu chốt), cách đưa và sắp xếp dẫn chứng, cách phân tích dẫn chứng… một cách rõ ràng, mạch lạc, có sức hấp dẫn và thuyết phục. Đó chính là những yếu tố cơ bản của kiểu bài nghị luận chứng minh.

    Nói tóm lại, không thể có một bài văn chứng minh đúng và hay nếu như không dạy các em kỹ năng viết đoạn văn chứng minh.

    2. Cơ sở thực tiễn.

    – Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7 đã thể hiện được yêu cầu tích hợp ba phân môn Văn – Tiếng việt – Tập làm văn, tuy nhiên vẫn phải luôn tạo điều kiện cho việc đảm bảo yêu cầu riêng có tính chất tương đối độc lập của mỗi phân môn. Kiểu bài nghị luận chứng minh chương trình Ngữ văn 7 dành 4 bài với thời lượng là 5 tiết:

    Tiết 87, 88 : Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh.

    Tiết 91 : Cách làm bài văn nghị luận chứng minh.

    Tiết 92 : Luyện tập lập luận chứng minh.

    Tiết 100 : Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.

    Nhìn vào chương trình và quá trình thực dạy, tôi nhận thấy chương trình có hướng đổi mới đó là chú ý đến kỹ năng thực hành luyện kỹ năng cho học sinh để có thể viết được một bài văn chứng minh.

    – Trong thực tế, việc viết đoạn văn của học sinh còn rất kém, nhất là văn nghị luận đối với các em học sinh lớp 7 – vốn đã quen với những đoạn văn tự sự, miêu tả, biểu cảm. Trong giờ dạy, giáo viên yêu cầu viết đoạn văn là các em rất ngại thậm chí ngại hơn viết cả bài. Vì viết cả bài không được ý nọ còn được ý kia, còn nếu viết đoạn mà không biết cách viết sẽ không thành một đoạn văn cụ thể là đoạn văn chứng minh theo yêu cầu.

    – Với người giáo viên, sách giáo khoa vẫn là tài liệu quan trọng. Sách giáo khoa cung cấp cho người học những nguyên tắc, yêu cầu cần phải đạt tới của kiểu bài, của từng kỹ năng. Cho nên, vận dụng tốt sách giáo khoa là yêu cầu mà tất cả các giáo viên phải thực hiện. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và đặt ra tiêu chí khi dạy bài nghị luận chứng minh:

    + Coi từng tiết dạy mà sách giáo khoa đã chia và sắp xếp theo từng bài là yêu cầu cần đạt của học sinh.

    + Bài tập nào của sách giáo khoa tốt thì tôi sử dụng khai thác, bài tập nào chưa hay thì không bắt buộc học sinh phải làm.

    + Tôi quan niệm: bài tập rèn kỹ năng viết đoạn tốt phải vừa sức với tâm lý và nhận thức của lứa tuổi học sinh, phải thể hiện được tính chất, yêu cầu tích hợp của bộ môn.

    Dựa trên những cơ sở đó, tôi xác lập một hệ thống bài tập cụ thể như sau:

    I. Bài tập nhận biết đoạn văn chứng minh.

    II. Bài tập luyện viết đoạn văn theo chức năng: đoạn mở bài, đoạn kết bài.

    III. Bài tập luyện các kỹ năng cơ bản để viết đoạn văn chứng minh:

    1. Bài tập chọn dẫn chứng.

    2. Bài tập sắp xếp dẫn chứng.

    3. Bài tập phân tích dẫn chứng.

    4. Bài tập diễn đạt.

    5. Bài tập chữa lỗi sai.

    Dạng bài tập chữa lỗi sai như sai về dẫn chứng, sai về diễn đạt, trình bày…, tôi kết hợp đưa vào cùng với các dạng bài trên.

    Với hệ thống bài tập như trên, tôi sử dụng để:

    – Vào bài mới.

    – Dạy trên lớp – củng cố lý thuyết.

    – Dạy trong giờ rèn luyện kỹ năng.

    – Giao bài về nhà để học sinh luyện viết.

    Bình luận
  2. Trong quá trình đọc các văn bản nghị luận lớp 7, em rút ra cho mình nhiều nhược điểm mà cần khắc phục và ưu điểm cần phát triển. Ưu điểm của em là trong quá trình đọc văn bản nghị luận, em có thể dễ dàng nắm bát được khái quát nội dung mà văn bản nhắc đến và có thể hiểu rõ ràng các ý cần thiết, nhưng thay vào đó, nhược điểm của em là phải đọc lại đi đọc lại nhiều lần và phải đọc lại nếu không sẽ quên đi mất nội dung và ý chính.

    Bình luận

Viết một bình luận