Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Lưu ý: Yêu cầu các bạn không chép mạng.

By Vivian

Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Lưu ý: Yêu cầu các bạn không chép mạng.

0 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ về câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Lưu ý: Yêu cầu các bạn không chép mạng.”

  1. ” Đói cho sạch, rách cho thơm. ” đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà con người phải hướng tới. Từ cổ chí kim có rất nhiều tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, không lung lay trước cám dỗ, những người không vì tiền mà bán nước : như là Phan Bội Châu, vị anh hùng dân tộc, là 1 người tài giỏi ông đã lãnh đạo nhân dân cứu nức theo con đường dân chủ. ” Đói ” với ”rách” là tượng trưng cho sự nghèo khổ, hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, không được ấm no, hạnh phúc. Câu tục ngữ đã khuyên nhủ cho mỗi chúng ta, phải giữ mình thật sạch và thơm từ hình thức bên ngoài đến nội tâm bên trong. Chúng ta cần phải làm theo, noi theo những hành động mà ông cha ta truyền lại. Câu tục ngữ đã trở thành bài học luân lý, nó vẫn còn giá trị đến ngày hôm nay. 

    $#moduycung$

    Trả lời
  2. Câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm” là câu tục ngữ độc đáo mang nhiều ý nghĩa. ĐÓ là lời khuyên con người về lẽ sống, về cách sống ở đời. Đói, rách ở đây là chỉ cảnh nghèo khó, thiếu thốn của con người. Trong cuộc sống, ai cũng có lúc thiếu thốn, khó khăn và thậm chí rơi vào cảnh nợ nần, túng thiếu. Nhưng không vì thế mà ta dùng lí do đó để bào chữa cho mọi hành vi sai lầm của mình. Vì vậy, lời khuyên của cha ông là lời nhắc nhở chân tình, nhẹ nhàng tới mỗi chúng ta hãy sống sao cho tốt đẹp và phải luôn gìn giữ phẩm giá của mình. Sạch, thơm không chỉ là ở vẻ bề ngoài mà hơn thế là ta phải biết gìn giữ cái đẹp bên trong, luôn giữ tâm hồn thanh bạch ,sáng soi. Con người với lòng tự trọng, với phẩm giá cao đẹp đáng trân quý hơn con người chỉ có tiền bạc vật chất bề ngoài và những kẻ dùng nghèo, đói bao biện cho hành vi sai lầm. 

    Trả lời

Viết một bình luận