viết đoạn văn ngắn từ 6-8 câu cảm nghĩ về nhân vật chủ cửa hàng trong truyện cười Treo Biển
0 bình luận về “viết đoạn văn ngắn từ 6-8 câu cảm nghĩ về nhân vật chủ cửa hàng trong truyện cười Treo Biển”
Treo biển là một truyện cười hay, hấp dẫn, không chỉ mang lại tiếng cười mà còn đem đến những bài học cho người đọc. Tác phẩm kể về chuyện treo biển bán cá của một nhà nọ. Sau 4 lần nghe lời khuyên từ những người đi qua, chủ cửa hàng đã đem cất luôn cả tấm biển. Qua câu chuyện này, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ khi làm việc cần phải có chính kiến, mọi người đưa ra nhận xét phải có suy xét kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, chỉ biết nghe ngươi khác mà không có chính kiến.
Anh chủ cửa hàng bán cá đã treo tấm biển lên trước cửa tiệm để thông báo cho khách hàng về quán mình. Nhưng sự chu đáo của anh lại biến thành nực cười, khiến bản thân anh bị chê cười. Anh là một người thiếu chủ kiến. Anh ta tiếp thu thụ động, không suy xét cẩn thận vấn đề. Ông ta không hiểu mục đích treo biển để làm gì và những điều viết trên biển có ý nghĩa gì. Mỗi khi nghe một người góp ý, chủ cửa hàng lại đem tấm biển đi sửa, cuối cùng cất luôn tấm biển. Chính vì vậy mà bản thân ông chủ ấy đã tự biến mình trở nên nực cười. Qua hình ảnh nhân vật này, truyện đã lên tiếng phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến người khác, tiếp thu một cách không chọn lọc.
Treo biển là một truyện cười hay, hấp dẫn, không chỉ mang lại tiếng cười mà còn đem đến những bài học cho người đọc. Tác phẩm kể về chuyện treo biển bán cá của một nhà nọ. Sau 4 lần nghe lời khuyên từ những người đi qua, chủ cửa hàng đã đem cất luôn cả tấm biển. Qua câu chuyện này, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ khi làm việc cần phải có chính kiến, mọi người đưa ra nhận xét phải có suy xét kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, chỉ biết nghe ngươi khác mà không có chính kiến.
Anh chủ cửa hàng bán cá đã treo tấm biển lên trước cửa tiệm để thông báo cho khách hàng về quán mình. Nhưng sự chu đáo của anh lại biến thành nực cười, khiến bản thân anh bị chê cười. Anh là một người thiếu chủ kiến. Anh ta tiếp thu thụ động, không suy xét cẩn thận vấn đề. Ông ta không hiểu mục đích treo biển để làm gì và những điều viết trên biển có ý nghĩa gì. Mỗi khi nghe một người góp ý, chủ cửa hàng lại đem tấm biển đi sửa, cuối cùng cất luôn tấm biển. Chính vì vậy mà bản thân ông chủ ấy đã tự biến mình trở nên nực cười. Qua hình ảnh nhân vật này, truyện đã lên tiếng phê phán những người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe ý kiến người khác, tiếp thu một cách không chọn lọc.