Viết đoạn văn nghị luận xã hội về câu tục ngữ Thương cho roi, cho vọt. Ghét cho ngọt, cho bùi

Viết đoạn văn nghị luận xã hội về câu tục ngữ Thương cho roi, cho vọt. Ghét cho ngọt, cho bùi

0 bình luận về “Viết đoạn văn nghị luận xã hội về câu tục ngữ Thương cho roi, cho vọt. Ghét cho ngọt, cho bùi”

  1. Thời nào cũng nên có cách giáo dục sao cho hợp lý. Chứ chưa chắc giáo dục của thời xưa có thể áp dụng cho giáo dục đời sau được. Ngày xưa thì có thể giáo dục hà khắc bằng đòn roi hay những hình phạt nặng nề vì thời đó ông bà ta bị chịu những tư tưởng phong kiến nặng nề. Còn thời này vẫn sẽ giáo dục con nghiêm khắc nhưng không đến nỗi phải dùng đòn roi nặng nề để trừng phạt con như vậy.

    Ngày nay hình thức giáo dục con bằng đòn roi có thể trở thành hình thức bạo lực và tra tấn con vì hậu quả của đòn roi để lại quá nặng nề. Không những cha mẹ dùng đòn roi mà có thể dùng bất cứ thứ gì có trong tay để có thể giáo dục với con cái. Chúng ta thực sự không nên làm vậy. Vì dạy con bằng đòn roi sẽ để lại biết bao hậu quả dẫn đến những ảnh hưởng về tâm lý, tình cảm cũng như sức khỏe và hành vi sau này của con.

    Đối với bố mẹ Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi suy nghĩ dạy con bằng đòn roi và cho rằng đây mới chính là cách giáo dục tốt nhất. Tuy nhiên theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cha mẹ chỉ cần đánh mông con thôi là đã khiến con họ có nguy cơ trở thành người bạo lực trong tương lai.

    Để phân tích được câu nói: “Thương cho roi cho vọt” có đúng hay không thì chúng ta hãy cùng phân tích những ý nghĩa hay hậu quả của nó để cùng xem cách giáo dục này của nó đúng không nhé.

    Bình luận

Viết một bình luận