Viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu thành ngữ:” thất bại là mẹ thành công” Tự làm giúp mình nha, mk đang rất cần ạ Hứa cho ctlhn và 5 s

By Rylee

Viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu thành ngữ:” thất bại là mẹ thành công”
Tự làm giúp mình nha, mk đang rất cần ạ
Hứa cho ctlhn và 5 sao+ cảm ơn

0 bình luận về “Viết đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu thành ngữ:” thất bại là mẹ thành công” Tự làm giúp mình nha, mk đang rất cần ạ Hứa cho ctlhn và 5 s”

  1.    Winston Churchill đã từng nói: “Thành công là khả năng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không mất đi nhiệt huyết”. Đúng vậy! Cuộc sống của chúng ta vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Thế nhưng chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm để vững vàng vươn tới chiến thắng.Chính vì thế mà ông cha ta mới có câu: “Thất bại là mẹ thành công”.   

       Vậy “Thất bại là mẹ thành công” có nghĩa là gì ? Thất bại ở đây có thể hiểu là những lần vấp ngã, là khi công việc gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi.  Ngược lại  thành công là khi ta đạt được những kết quả tốt cho những việc làm mà ta cố gắng thực hiện . Còn mẹ , xét theo nghĩa đen là những người sinh ra con cái . Nghĩa bóng trong trường hợp này có thể hiểu là động lực thúc đẩy mỗi khi chúng ta vấp ngã. Câu tục ngữ trên khuyên chúng ta khi gặp thất bại không được nản chí mà tự rút ra kinh nghiệm để sửa chữa , phải luôn quyết tâm, cố gắng hơn nữa thì chắc chắn sẽ thành công ở những lần sau.    

       Người ta thường lầm tưởng rằng khi gặp thất bại là kết thúc của một công việc, một mục tiêu. Nhưng thực ra đó mới chính là thời điểm của sự bắt đầu bởi lúc này con người mới tích lũy được kinh nghiệm, bài học để sửa chữa, khắc phục, từ đó có thể tránh những sai lầm tiếp theo. Tuy nhiên con đường để chạm đến thành công không như bạn nghĩ. Trên chặng đường đó đầy rẫy những khó khăn, thử thách, chông gai và cả những cạm bẫy nữa. Đó là những trở ngại mà buộc mỗi người cần vượt qua. Chúng ta có thể thất bại, ngã gục, mất hết ý chí nhưng đó chưa phải là kết quả cuối cùng. Nếu như chúng ta biết cách đứng dậy, biết cách vượt qua, biết cách rút kinh nghiệm cho mình thì chắc chắn thành công sẽ không ở đâu xa. Những người biết đứng dậy, biết vươn lên trong cuộc sống và khắc phục những trở ngại thì họ sẽ trân trọng hơn cuộc sống này. Như câu chuyện của ông Đoàn Tử Quang – một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Hay tấm gương của những thiên tài như Thomas Edison từng thất bại hàng nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện. A. Nô-ben cũng từng làm nổ nhà máy của mình trước khi chế tạo ra được thuốc nổ dymatine. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… bê bết! Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời – một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!Chính thất bại mà họ phải trải qua chính là bài học kinh nghiệm quý báu giúp cho bạn có thể không sa vào vết xe đổ, không để bản thân mình bị cám dỗ và vấp ngã. Thất bại sẽ dẫn đến tình trạng buông xuôi, bỏ bê, phó mặc cho số phận. Điều này thật đáng trách? Thực tế chứng minh rằng nhưng người biết đứng dậy sau vấp ngã là những người có nghị lực và bản lĩnh hơn. Họ sẽ không ngần ngại đánh đổi, không ngần ngại vất vả, khó khăn, vẫn hướng về mục tiêu phía trước để phấn đấu. Còn ngược lại, đối với những người sợ thất bại thì đó là những người hèn nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu muốn làm một việc gì mà chưa làm chúng ta đã sợ thất bại thì chúng ta không bao giờ làm được. Nhưng không phải chúng ta cứ cố tạo ra những sai lầm, để đợi có ngày thành công, điều đó sẽ không thể có được. Khi ta gặp nhiều thất bại mà chưa có sự thành công, chúng ta cũng không nên nản chí, cần phải bình tĩnh hơn lúc nào hết để nhận điều chưa đúng trong cách hành động của mình để tìm cách khắc phục. Ngoài ra, trong xã hội hiện nay có một số người thành công đến quá dễ dàng. Như thế có thể dễ sinh ra tâm lí chủ quan, tự phụ, kiêu căng, cho mình là giỏi thì có thể sẽ dẫn đến thất bại nghiêm trọng hơn sau này, thậm chí là nản lòng, thối chí .   

       Chính vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện bản thân mình nhiều hơn, phải biết rút kinh nghiệm, sửa chữa, khắc phục sai lầm, hạn chế của bản thân mỗi khi vấp ngã. Không những thế , chúng ta cũng không nên kiêu ngạo, tự phụ, phải biết học hỏi mọi người xung quanh. Hãy tưởng tượng, xã hội của chúng ta là một cuộc đua, bên cạnh người chiến thắng là những kẻ thua cuộc. Mọi thành công trong cuộc sống đều phải trải qua những chông gai, thử thách.

       “Thất bại là mẹ thành công” – câu nói như một lời động viên nhắc nhở bản thân luôn coi thất bại là động lực để tiến bước. Thất bại là bài học kinh nghiệm để mai sau khi bắt đầu những cuộc hành trình chinh phục mới, chúng ta sẽ không bị mắc phải thêm một lần nữa, mà ngược lại còn vượt qua nó một cách dễ dàng.  

    Trả lời

Viết một bình luận