Viết đoạn văn nghị luận suy nghĩ về tầm quan trọng của giáo dục đối với mỗi người
0 bình luận về “Viết đoạn văn nghị luận suy nghĩ về tầm quan trọng của giáo dục đối với mỗi người”
Tương đồng với các cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam cũng xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Thực tế cuộc sống đã chứng minh không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên cho giáo dục, mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ, thậm chí hủy diệt cả nhân loại. Chính Nel-son Mandela – vị tổng thống da màu đầu tiên của đất nước Nam Phi cũng đã khẳng định rằng: Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới. Câu nói này khiến ta phải suy nghĩ nhiều hơn về giáo dục – thứ vũ khí vô giá mà mỗi cá nhân vẫn đang sở hữu.
Nói giáo dục là “vũ khí” chính là khẳng định việc dạy và học là công cụ, là nền tảng cho việc xây dựng, phát triển và thay đổi thế giới.Quan niệm về giáo dục cũng không chỉ bó hẹp trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, hay chỉ là những quá trình đào tạo chính quy, bài bản mà mở rộng đến tất cả những hoạt động mang tính chất tiếp thu tri thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống. Đó là quá trình rèn luyện vất vả mà ta phải vượt qua để đạt được những “hoa quả ngọt ngào”.
Như đã nói, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức. Nhờ có điều này, con người mới hiểu thêm về thế giới xung quanh. Giáo dục không chỉ cung cấp cho ta nền tảng kiến thức cơ bản nhất mà còn hiểu rõ, hiểu sâu hơn về một lĩnh vực chuyên môn. Nếu không tìm hiểu, tiếp thu về những kiến thức về toán học, thiên văn học và quang học từ những nhà khoa học đi trước, chắc có lẽ nhà bác học vĩ đại Newton sẽ không thể nào đưa ra những khái niệm mới, những phương pháp tính toán mới và giải thích được biết bao hiện tượng khoa học tự nhiên. Giáo dục giúp ta hiểu và tự ý thức về bản thân, hiểu về con người để có thể tự bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm, những bất công. Từ đó có thể kết luận chính giáo dục đã giúp ta hiểu về thế giới rồi từ đó ta thay đổi cả thế giới. Một minh chứng cho điều này chính là cuộc đời của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, người đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình vào năm 1993. Sinh ra trong một gia đình đông con, ông là người đầu tiên được đi học. Điều này đã góp phần giúp ông hiểu rõ về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid, hiểu được những bất công mà người da đen ở Nam Phi phải chịu đựng, từ đó ông đã đứng lên đấu tranh để bảo vệ và mang lại công bằng cho họ, làm nên những thay đổi vĩ đại không chỉ ở châu Phi mà còn trên toàn thế giới. Với vai trò như một chiếc cầu nối truyền tải tri thức, giáo dục giúp con người gìn giữ những thành quả của người đi trước và tiếp tục phát huy ở những thế hệ sau, để thay đổi cuộc sống từng ngày từng giờ, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft, hay Steve Jobs, cựu giám đốc điều hành của Apple, họ là những người đã làm thay đổi đời sống của chúng ta với những phần mềm, những thiết bị điện tử tuyệt vời, mở đầu cho thời đại công nghệ thông tin phát triển rực rỡ. Thế nhưng, họ đều chưa hoàn thành chương trình đại học. Vì vậy mà nhiều người cho rằng giáo dục chưa phải là yếu tố quan trọng, quyết định trong việc thay đổi cả thế giới, ngoài ra còn đòi hỏi những sự kiên nhẫn, quyết tâm và dĩ nhiên là tài năng của mỗi chúng ta. Thế nhưng trên thế giới này chỉ có một Bill Gates và một Steve Jobs, chúng ta cần nhận thức nền tảng giáo dục sẽ là công cụ vô cùng quan trọng để hoàn thiện nhân cách và phát triển đất nước.
Không chỉ dừng lại ở đó, nhiệm vụ của mỗi chúng ta còn là tuyên truyền, giáo dục phổ cập kiến thức cho mọi người xung quanh về mọi mặt, nhất là luật pháp, ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Spencer có nói: Mục đích lớn nhất của giáo dục không phải ở kiến thức mà ở hành động. Vì thế, ngày hôm nay, vị trí của ta không chỉ đơn giản là người học, người thụ hưởng tri thức mà còn là người dạy, truyền đạt tri thức. Một khi tất cả mọi người trong xã hội đã được trang bị đầy đủ những biết cơ bản đó, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, tệ nạn xã hội giảm, người dân sống văn minh, đất nước sẽ ngày càng phát triển. Nếu mọi người trên thế giới này cũng đều hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục và đầu tư hợp lí một cách hợp lí thì thế giới này sẽ thay đổi, trở nên tươi đẹp hơn. Không phải vô tình mà Seneque đã khẳng định: Hãy ẩn náu trong học tập, bạn sẽ thoát khỏi mọi nhàm chán trong cuộc sống. Việc học ở thời đại văn minh ngày nay có nghĩa rộng lớn và được Tổ chức giáo dục Khoa học Văn hóa (UNESCO) của Liên hiệp quốc xác định rõ bốn mục tiêu cơ bản: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống; Học để tồn tại với tư cách là con người của thời đại ngày nay. Đây vừa là mục tiêu vừa là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người cũng như của cộng đồng xã hội. Những người có thức hoàn thiện mình thông qua hoạt động học tập, rèn luyện, học sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống.
Tương đồng với các cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Việt Nam cũng xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Thực tế cuộc sống đã chứng minh không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên cho giáo dục, mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ, thậm chí hủy diệt cả nhân loại. Chính Nel-son Mandela – vị tổng thống da màu đầu tiên của đất nước Nam Phi cũng đã khẳng định rằng: Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới. Câu nói này khiến ta phải suy nghĩ nhiều hơn về giáo dục – thứ vũ khí vô giá mà mỗi cá nhân vẫn đang sở hữu.
Nói giáo dục là “vũ khí” chính là khẳng định việc dạy và học là công cụ, là nền tảng cho việc xây dựng, phát triển và thay đổi thế giới.Quan niệm về giáo dục cũng không chỉ bó hẹp trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, hay chỉ là những quá trình đào tạo chính quy, bài bản mà mở rộng đến tất cả những hoạt động mang tính chất tiếp thu tri thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống. Đó là quá trình rèn luyện vất vả mà ta phải vượt qua để đạt được những “hoa quả ngọt ngào”.
Như đã nói, giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức. Nhờ có điều này, con người mới hiểu thêm về thế giới xung quanh. Giáo dục không chỉ cung cấp cho ta nền tảng kiến thức cơ bản nhất mà còn hiểu rõ, hiểu sâu hơn về một lĩnh vực chuyên môn. Nếu không tìm hiểu, tiếp thu về những kiến thức về toán học, thiên văn học và quang học từ những nhà khoa học đi trước, chắc có lẽ nhà bác học vĩ đại Newton sẽ không thể nào đưa ra những khái niệm mới, những phương pháp tính toán mới và giải thích được biết bao hiện tượng khoa học tự nhiên. Giáo dục giúp ta hiểu và tự ý thức về bản thân, hiểu về con người để có thể tự bảo vệ mình khỏi những nguy hiểm, những bất công. Từ đó có thể kết luận chính giáo dục đã giúp ta hiểu về thế giới rồi từ đó ta thay đổi cả thế giới. Một minh chứng cho điều này chính là cuộc đời của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, người đã từng đoạt giải Nobel Hòa bình vào năm 1993. Sinh ra trong một gia đình đông con, ông là người đầu tiên được đi học. Điều này đã góp phần giúp ông hiểu rõ về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid, hiểu được những bất công mà người da đen ở Nam Phi phải chịu đựng, từ đó ông đã đứng lên đấu tranh để bảo vệ và mang lại công bằng cho họ, làm nên những thay đổi vĩ đại không chỉ ở châu Phi mà còn trên toàn thế giới. Với vai trò như một chiếc cầu nối truyền tải tri thức, giáo dục giúp con người gìn giữ những thành quả của người đi trước và tiếp tục phát huy ở những thế hệ sau, để thay đổi cuộc sống từng ngày từng giờ, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Bill Gates, nhà sáng lập Microsoft, hay Steve Jobs, cựu giám đốc điều hành của Apple, họ là những người đã làm thay đổi đời sống của chúng ta với những phần mềm, những thiết bị điện tử tuyệt vời, mở đầu cho thời đại công nghệ thông tin phát triển rực rỡ. Thế nhưng, họ đều chưa hoàn thành chương trình đại học. Vì vậy mà nhiều người cho rằng giáo dục chưa phải là yếu tố quan trọng, quyết định trong việc thay đổi cả thế giới, ngoài ra còn đòi hỏi những sự kiên nhẫn, quyết tâm và dĩ nhiên là tài năng của mỗi chúng ta. Thế nhưng trên thế giới này chỉ có một Bill Gates và một Steve Jobs, chúng ta cần nhận thức nền tảng giáo dục sẽ là công cụ vô cùng quan trọng để hoàn thiện nhân cách và phát triển đất nước.
Không chỉ dừng lại ở đó, nhiệm vụ của mỗi chúng ta còn là tuyên truyền, giáo dục phổ cập kiến thức cho mọi người xung quanh về mọi mặt, nhất là luật pháp, ý thức bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Spencer có nói: Mục đích lớn nhất của giáo dục không phải ở kiến thức mà ở hành động. Vì thế, ngày hôm nay, vị trí của ta không chỉ đơn giản là người học, người thụ hưởng tri thức mà còn là người dạy, truyền đạt tri thức. Một khi tất cả mọi người trong xã hội đã được trang bị đầy đủ những biết cơ bản đó, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn, tệ nạn xã hội giảm, người dân sống văn minh, đất nước sẽ ngày càng phát triển. Nếu mọi người trên thế giới này cũng đều hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục và đầu tư hợp lí một cách hợp lí thì thế giới này sẽ thay đổi, trở nên tươi đẹp hơn. Không phải vô tình mà Seneque đã khẳng định: Hãy ẩn náu trong học tập, bạn sẽ thoát khỏi mọi nhàm chán trong cuộc sống. Việc học ở thời đại văn minh ngày nay có nghĩa rộng lớn và được Tổ chức giáo dục Khoa học Văn hóa (UNESCO) của Liên hiệp quốc xác định rõ bốn mục tiêu cơ bản: Học để biết; Học để làm; Học để chung sống; Học để tồn tại với tư cách là con người của thời đại ngày nay. Đây vừa là mục tiêu vừa là nhu cầu thiết yếu của mỗi con người cũng như của cộng đồng xã hội. Những người có thức hoàn thiện mình thông qua hoạt động học tập, rèn luyện, học sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống.