Viết đoạn văn nghị luận theo cách quy nạp triển khai câu chủ đề mỗi người phải rèn luyện cho mik tính khiêm tốn – giúp mik vs mn mik đg cần gấp khoảng

Viết đoạn văn nghị luận theo cách quy nạp triển khai câu chủ đề mỗi người phải rèn luyện cho mik tính khiêm tốn
– giúp mik vs mn mik đg cần gấp khoảng 20 dòng là đc ạ

0 bình luận về “Viết đoạn văn nghị luận theo cách quy nạp triển khai câu chủ đề mỗi người phải rèn luyện cho mik tính khiêm tốn – giúp mik vs mn mik đg cần gấp khoảng”

  1. Khiêm tốn là hiểu bản thân còn nhiều điều chưa tốt nên luôn có thái độ cầu thị trong mọi vấn đề của cuộc sống. Người khiêm tốn là người biết đâu là điểm yếu của bản thân mình để khắc phục cũng như luôn nhiệt tình, hồ hởi học hỏi mọi người chứ không xấu hổ vì bản thân chưa hiểu, chưa rõ vấn đề. Khiêm tốn được biểu hiện trong việc học tập đó là không tỏ ra kiêu ngạo nếu điểm số đạt được cao hơn bạn hay giải bài toán nhanh hơn bạn bè. Người khiêm tốn sẽ không bao giờ vì được khen ngợi, đánh giá cao mà sinh ra tâm lý kiêu ngạo, cho là mình hơn người. Chúng ta cần rèn luyện tính khiêm tốn bởi không ai có thể là toàn năng. Ai cũng có trong mình những hạn chế riêng và điểm mạnh riêng. Nếu ta cứ luôn cho mình hơn người thì sẽ rất khó để hợp tác trong công việc tập thể hay đội nhóm. Bên cạnh đó, rèn luyện khiêm tốn còn tạo ra cho ta những mối quan hệ, những cơ hội được học hỏi và không ngừng tiến bộ. Xã hội ngày nay đòi hỏi ở con người rất nhiều phẩm chất và năng lực, rèn luyện khiêm tốn là vô cùng cần thiết. Nhưng khiêm tốn sẽ chỉ được hình thành khi cá nhân hiểu được tầm quan trọng của khiêm tốn và biết xác định cụ thể những mục tiêu phấn đấu trong cuộc sống. Và mỗi kinh nghiệm, bài học trong đường đời sẽ là thêm một cơ hội để ta hiểu thêm về tầm quan trọng cua việc rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn. Tóm lại, khiêm tốn là một đức tính tốt mà ai trong chúng ta cũng cần phải rèn luyện không ngừng. 

    Bình luận
  2. Đối với mỗi học sinh, cây bút bi đã trở thành một đồ dùng học tập khá quen thuộc, đồng hành cùng chúng ta mỗi ngày đi học. Cây bút bi nhỏ xinh là trợ thủ đắc lực để chúng ta viết, vẽ, ghi chép,..giống như con trâu là trợ thủ ra đồng của người nông dân vậy. Hàng ngày, nó vẫn nằm ngay ngắn trong hộp bút của học sinh, được chúng ta sử dụng rất nhiều cả ở nhà, lẫn ở trường. Cây bút bi mà chúng ta dùng ngày nay đã được cải biến khá nhiều so với cây bút bi nguyên thủy của nó. Nguồn gốc của cây bút bi đầu tiên là được sáng chế bởi một nhà báo người Hungary. Động lực của ông là muốn tìm ra một loại bút mà thay thế được loại bút máy thường xuyên bị hỏng và làm bẩn giấy. Sau nhiều thăng trầm và thất bại, ông đã phát minh thành công chiếc bút bi hiện đại và nhận bằng sáng chế Anh quốc vào năm 1938. Nguyên lý hoạt động của cây bút bi là nó có một viên bi nhỏ có thể xoay đầu trong hốc thân bút. Khi viết, viên bi đó xoay tròn dẫn đến kéo mực xuống ngòi và lan mực rất đều và đẹp trên mặt giấy. Ngày nay, hai loại bút bi thông dụng mà chúng ta vẫn hay thấy có đường kính 0,7mm hoặc 0,5mm. Thân bút nhỏ nhắn, dài khoảng 12cm nên cầm rất vừa tay. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng có phần gài để người dùng có thể gài vào vở hoặc túi áo. Ruột bút ở bên trong được gắn với lò xo để ấn khi dùng và đóng khi không dùng đến. Ngòi bút nhỏ, trơn, khi viết ra mực rất đều. Có rất nhiều hãng sản xuất bút bi: Thiên Long, Hồng Hà,… Nhưng chúng ta đều thấy ưu điểm của bút bi là rẻ, nhẹ, mực ra đều, đẹp, viết nhanh, không gây bẩn vở như bút mực hay có thể tẩy dễ dàng như bút chì. Tuy nhiên, khi sử dụng bút bi, chúng ta cần lưu ý xoay đầu bút liên tục nếu phải viết trong thời gian dài liên tục. Nếu không, mực sẽ đọng và gây vón cục mực trên giấy. Dùng xong, đóng nắp rồi cất vào trong hộp. Có như vậy, chiếc bút bi của ta sẽ luôn như mới và dùng được lâu. Nếu không muốn mua nhiều bút, người dùng có thể mua ruột bút để thay khi ruột cũ hết mực. 

    Bình luận

Viết một bình luận