Viết đoạn văn nhận định về cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ thông qua văn bản Sống chết mặc bay

Viết đoạn văn nhận định về cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ thông qua văn bản Sống chết mặc bay

0 bình luận về “Viết đoạn văn nhận định về cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ thông qua văn bản Sống chết mặc bay”

  1.   Văn bản Sống chết mặc bay đã khắc họa một cách chân thật cuộc sống khốn khổ của người nông dân trong xã hội xưa dưới tay những tên quan vô trách nhiệm. Qua ngòi bút sống động của tác giả Phạm Duy Tốn đã phản ánh và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái đọ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. Đọc văn bản, ai lại không thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh rất khổ sở, éo le? Buồn thay, họ lại gặp phải những tên quan vô trách nhiệm, chỉ biết mình không biết người, bỏ mặc đám con đỏ của mình đang gặp tai họa. Bởi vậy, họ chỉ biết dựa vào sức người yếu đuối để chống lại sức mạnh của thiên nhiên. Những người dân thảm thương chỉ biết gồng mình để mặc cả tính mạng nhỏ bé với mẹ thiên nhiên. Và khi đã quá tuyệt vọng, họ cũng đâu biết bám víu, trông cậy vào đâu khi những tên quan ăn chơi sa đọa vẫn đang say đăm trong ván bài. Cuối cùng, người chịu hết những đau thương, mất mát đó là những người dân vô tội. Cuộc sống xem chừng khốn khổ biết bao!

    Bình luận
  2. Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, Phạm Duy Tốn đã khắc họa được tình cảnh bất hạnh của nhân dân từ hai hình ảnh đối lập. Một bên là cảnh người dân lam lũ chống chọi thiên tai; một bên lại là cảnh quan “phụ mẫu” ăn chơi nhàn hạ, ngồi đánh tổ tôm trong đình vững chãi. Nếu viên quan phụ mẫu vui vẻ bao nhiêu thì quan có biết người dân khổ bấy nhiêu đâu. Biết sức mình không địch lại được sức trời nhưng vẫn cố gắng cầm cự. Để rồi sức người nhỏ bé làm sao địch nổi sức trời, cuối cùng con đê cũng vỡ khiến cho nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi, lúa má ngập hết. Kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Mà quan thì lại sung sướng vì vừa ù được ván bài. Thật xót xa thay cho số phận của nhân dân khi gặp phải một “kẻ lòng lang dạ thú”, chẳng những không ra sức giúp đỡ nhân dân, mà còn vui vẻ hưởng lạc. Qua truyện ngắn này, người đọc đã hiểu rõ được tình cảnh của người nông dân trong xã hội lúc bấy giờ.

    đc ko bn

    Bình luận

Viết một bình luận