viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ bánh trôi nước( hồ xuân hương)

viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ bánh trôi nước( hồ xuân hương)

0 bình luận về “viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ bánh trôi nước( hồ xuân hương)”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Nhà thơ Xuân Diệu rất mê Hồ Xuân Hương. Ông đã dành nhiều thời gian để thưởng thức, nghiên cứu thơ Xuân Hương và rất tâm đắc với cái biệt danh mà ông đặt cho nhà thơ này: Bà chúa thơ Nôm.

    Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nổi tiếng của nước ta vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cùng thời với đại thi hào Nguyễn Du. Chế độ phong kiến ở giai đoạn suy tàn đã bộc lộ mặt trái đầy xấu xa, tiêu cực. Là người giàu tâm huyết với con người và cuộc đời, Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội, trước số phận bất hạnh của con người, nhất là phụ nữ. Bài thơ Bánh trôi nước phản ánh thân phận đau khổ, phụ thuộc của người phụ nữ và ngợi ca phẩm chất cao quý của họ.

    Bánh trôi là thứ bánh quen thuộc, dân dã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Gạo nếp xay thành bột nhuyễn, lọc cho mịn, để thật ráo rồi bẻ thành từng miếng nhỏ, nặn cho tròn, nhân làm bằng đường thẻ có màu nâu đỏ. Cho bánh vào nồi nước sôi, luộc chín, vớt ra nhúng sơ vào nước lạnh rồi xếp vào đĩa. Lúc nguội, bánh ăn dẻo và thơm ngọt. Người xưa cho rằng đây là thứ bánh tinh khiết, có thể dùng để cúng. (Mùng 3 tháng 3 Âm lịch có tục cúng trời đất, tổ tiên bằng bánh trôi, bánh chay và hoa quả).

    Bài thơ Bánh trôi nước thuộc loại thơ vịnh vật (giống như Quả mít, Cái quạt, Con ốc nhồi…) Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng sâu sắc của cách diễn đạt trong thơ ca dân gian:

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
    Bảy nổi ba chìm với nước non.

    Chiếc bánh trôi vừa trắng, vừa tròn, thật đẹp đẽ, đáng yêu nhưng đằng sau những chi tiết rất thực ấy lại là điều Hồ Xuân Hương muôn nói người phụ nữ và thân phận họ. Xưa nay, phụ nữ được gọi là phái đẹp, là tinh hoa của tạo hóa. Bởi vậy, nhìn chiếc bánh trôi nước xinh xắn, ta dễ liên tưởng đến vẻ đẹp trong trắng của người con gái đang xuân.

    Cũng giống như chiếc bánh trôi bao lần chìm nổi, người phụ nữ xưa phải chịu số phận bảy nổi ba chìm trong xã hội trọng nam khinh nữ đầy bất công. Lễ giáo phong kiến đã tước đoạt quyền tự do, buộc họ phải sống lệ thuộc vào người khác. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Đã vậy, những thế lực đen tối luôn đẩy họ vào nghịch cảnh đau thương. Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương cũng cùng chịu chung số phận với người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du: Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh củng là lời chung!

    Không được làm chủ số phận của mình, người phụ nữ nào có khác chi chiếc bánh trôi ngon hay dở là do tay kẻ làm ra nó: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.

    chúc bạn thi tốt

    xin câu trả lời hay nhất ah

    Bình luận
  2. Bánh trôi nước là bài thơ độc đáo của Hồ Xuân Hương. Đọc bài thơ, chúng ta được đến với nhiều miền tâm trạng, cảm xúc. HÌnh ảnh chiếc bánh trôi chính là ẩn dụ cho người phụ nữ xinh đẹp, giàu đức tính nhưng cuộc đời thì lắm éo le, ngang trái. Vẻ đẹp “trắng, tròn” ấy làm ta không thể không yêu, không thích. Nhưng cái đẹp trong một xã hội phong kiến thì chẳng có nghĩa lí khi cuộc đời chỉ là “bảy nổi ba chìm”. Sự chìm nổi lênh đênh ấy làm ta đau xót, làm ta thương cảm cho người phụ nữ xưa. Cả cuộc đời của họ sống trong sự phụ thuộc, trong sự tác động của người đời. Nhưng cao quý, đáng trân hơn cả là họ vẫn mãi giữ tấm lòng son trong sạch. Cái đẹp của người phụ nữ làm ta thêm yêu, thêm quý và hơn cả là thương cảm cho những tủi nhục của đời họ. 

     

    Bình luận

Viết một bình luận