Viết đoạn văn suy nạp 12 câu với câu chủ đề sau ” Vũ Nương là 1 người phụ nữ đức hạnh nhưng có cuộc đời oan nghiệt bất hạnh “

Viết đoạn văn suy nạp 12 câu với câu chủ đề sau ” Vũ Nương là 1 người phụ nữ đức hạnh nhưng có cuộc đời oan nghiệt bất hạnh ”

0 bình luận về “Viết đoạn văn suy nạp 12 câu với câu chủ đề sau ” Vũ Nương là 1 người phụ nữ đức hạnh nhưng có cuộc đời oan nghiệt bất hạnh “”

  1. Về những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương, chúng ta có thể thấy được đầu tiên đó là phẩm chất thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Điều này được tác giả giới thiệu ở ngay phần đầu văn bản. Tiếp theo, Vũ Nương còn là người vợ hiền dịu, người con hiếu thảo và là người mẹ đảm đang hết lòng lo cho gia đình. Ta có thể thấy được sự hiền dịu và tấm lòng thơm thảo của nàng khi tiễn chồng ra lính. Nàng chỉ thực sự mong chồng mình có thể trở về bình an, không mong được hưởng vinh hoa phú quý. Đối với mẹ chồng, nàng luôn chăm sóc chu đáo. Khi bà mất, nàng hết lòng lo ma chay như đối với cha mẹ đẻ của mình. Lời trăn trối trước lúc ra đi của bà mẹ chồng đã thể hiện được phẩm chất tốt đẹp đó của Vũ Nương “Xanh kia quyết chẳng phụ con, như con đã chẳng phụ mẹ”. Đối với bé Đản, nàng một mình sinh con, nuôi con khôn lớn, vừa làm cha vừa làm mẹ, dành hết tình yêu thương cho con để bù đắp tình yêu thương của cha mà con đang chưa có. Vì yêu thương con nên nàng chỉ bóng mình trên vách bảo đó là cha con. Đó chính là sự hy sinh, tảo tần và yêu thương con, chăm lo cho gia đình của nàng suốt mấy năm Trương Sinh đi lính. Phẩm chất tốt đẹp nhất của Vũ Nương đó chính là tấm lòng son sắt, thủy chung. Điều này được thể hiện ở việc sau khi nàng thề nguyền và tự tử thì đã hóa thành tiên nữ. Về những nỗi khổ của Vũ Nương, đầu tiên chúng ta có thể thấy nàng phải chấp nhận một cuộc hôn nhân không môn đăng hội đối, không tình yêu. Sau cuộc hôn nhân đó, nàng còn phải sống với người chồng vũ phu, ít học và hay ghen. Trương Sinh chỉ đem trăm lạng vàng là cưới nàng về. Tiếp theo, số phận của Vũ Nương được thể hiện bằng việc nàng và chồng phải chịu cảnh chia cắt vì chiến tranh phi nghĩa. Hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi của Vũ Nương khi chồng đi lính cũng giống như những người chinh phụ ở thời xưa. Chiếc bóng cũng chính là hình ảnh của sự cô đơn của Vũ Nương. Đỉnh điểm của nỗi bất hạnh của Vũ Nương đó chính là nỗi oan khuất không thể hóa giải của nàng. Từ nhiều nguyên nhân đó là tính hay ghen của Trương Sinh và sự chia cắt lâu ngày, nàng chẳng thể minh oan cho chính mình. Nỗi khổ của Vũ Nương lên đến đỉnh điểm khi nàng chỉ có thể nhờ cậy sức mạnh của thần linh và ủy thác cho dòng sông Trường Giang để gột rửa sạch nhuốc nhơ đó. Cuối cùng, sau khi được minh oan, nàng cũng chỉ có thể được hạnh phúc khi đã chết đi mà thôi, hạnh phúc nơi trần gian dường như chẳng thể đến được với Vũ Nương. Tóm lại, trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, Vũ Nương là người phụ nữ đức hạnh nhưng có cuộc đời oan nghiệt, bất hạnh. 

    Bình luận
  2.     “Chuyện người con gái Nam Xương” kể về cuộc đời và số phận của Vũ Nương.  Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, là vợ của Trương. Nàng lấy chồng luôn giữ gìn khuôn phép, hiếu thảo với mẹ già. Chồng đi lính cũng nhất mực thủy chung, nuôi con khôn lớn, chăm sóc mẹ già. Nhưng chồng đi lính trở về, tính tình vốn đa nghi nên chỉ vì câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi ngờ nàng thất tiết. Nàng đau khổ bày tỏ nỗi oan nhưng chồng vẫn không nghe còn  đuổi nàng đi.  Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết dưới sông Hoàng Giang để tỏ bày nỗi oan ức của mình. Vũ Nương chính là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do.  Vũ Nương  mang đậm nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đẹp người đẹp nết, thủy chung, hiếu thảo nhưng lại không có được hạnh phúc, bị dồn đến bước đường cùng. Cuộc đời của Vũ Nương chính là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất công đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Tóm lại, Vũ Nương là 1 người phụ nữ đức hạnh nhưng có cuộc đời oan nghiệt bất hạnh.

    Bình luận

Viết một bình luận