Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng phân hợp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ cuối của bài thơ ánh trăng để làm rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầ

Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng phân hợp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ cuối của bài thơ ánh trăng để làm rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán gạch chân dưới từ ngữ câu cảm thán

0 bình luận về “Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng phân hợp khoảng 12 câu phân tích khổ thơ cuối của bài thơ ánh trăng để làm rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầ”

  1. Nguyễn Duy là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm vô giá nhưng nổi bật nhất có lẽ là “Ánh trăng”. Bài thơ là lời tự nhắc nhở bản thân của nhà thơ về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính. Vầng trăng gắn bó với tác giả suốt cả một quãng đời tuổi thơ. Trong mạch cảm xúc ấy, khổ thơ cuối đã hiện lên thật sống động và chân thực “Trăng cứ tròn vành vạnh …. đủ cho ta giật mình”. Đến đây, hình ảnh vầng trăng đã mang một ý nghĩa biểu tượng: trăng là quá khứ nghĩa tình, là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng trong đời sống. Vầng trăng “tròn vành vạnh” thể hiện một vẻ đẹp viên mãn trọn vẹn, bất chấp sự vô tình của con người. Trăng “im phăng phắc”, không nói gì mà chỉ nhìn. Trăng đã trở thành hiện thân của quá khứ chân tình, chung thủy và nghiêm khắc nhắc nhở con người tự soi rọi lại chính mình. Con người có thể lãng quên, chối bỏ quá khứ nhưng quá khứ vẫn cứ mãi bất diệt, vẹn nguyên. Thể thơ năm chữ cùng với nhịp thơ trôi chảy, tự nhiên và nhịp nhàng theo lời kể đã thể hiện được tâm trạng suy tư của tác giả. Giọng điệu tâm tình tự nhiên của nhà thơ cùng kết cấu độc đáo của đoạn thơ tạo nên tính chân thực, có sức truyền cảm sâu sắc cho người đọc. Cùng với phép nhân hóa và so sánh, vầng trăng hiện lên như một con người có tri giác, một người bạn tri âm tri kỉ không bao giờ bỏ rơi người lính. Qua đây, bài thơ “Ánh trăng” cũng như khổ thơ cuối không chỉ là lời tự nhắc nhở bản thân của tác giả mà đó còn là thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm đến mọi người. Bài thơ đồng thời củng cố ở người đọc về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

    Bình luận

Viết một bình luận