viết đoạn văn tổng hợp để nói về nỗi nhớ người thân của thúy kiều khi ở lầu ngưng bích

viết đoạn văn tổng hợp để nói về nỗi nhớ người thân của thúy kiều khi ở lầu ngưng bích

0 bình luận về “viết đoạn văn tổng hợp để nói về nỗi nhớ người thân của thúy kiều khi ở lầu ngưng bích”

  1.    Thúy Kiều quá cô đơn trong cảnh bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích nên đã xót xa khi nhớ về những người thân của mình. Nàng nhớ lại kỉ niệm với Kim Trọng và nhớ về cha mẹ già yếu không ai chăm. Nàng nhớ tới Kim Trọng trước tiên. Nàng nhớ lại đêm thề nguyền dưới trăng “chén đồng” – chén rượu thề nguyền, đồng lòng mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã uống dưới ánh trăng. Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn, chàng không hề hay biết Kiều đã bán mình chuộc cha mà vẫn đang mong chờ tin tức và Kiều cảm thấy có lỗi. Nhưng xàng nhớ đến chàng lại lại đau lòng vì hoàn cảnh hiện tại của mình.  Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng thủy chung, mối tình đầu đẹp đẽ không thể gột rửa được. Khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng, nàng nhớ đến trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục. Sau khi nhớ về Kim Trọng, nàng đã nhứo về cha mẹ, nhưunxg người già yếu đang ở nhà chờ mọng cô. Nàng thấy xót thương cho cha mẹ già ở nhà không ai chăm sóc, phụng dưỡng thì tuôit già sức yếu mà không có con ở bên lại còn suốt nagỳ phải trông chờ tin con. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” điển cổ ” sân lai” ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều.  “Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Khi nhớ đến cha mẹ đó là sự đau xót tring suy nghĩ của Thúy Kiều, tất cả đã chứng minh nàng là một người con vô cùng hiếu thảo. Tóm lại, tâm trạng nhớ thương của Kiều dành cho những người quan trọng là hòn toàn tự nhiên, nàng nhứo đến họ khi tâm hồn thấy cô đơn, muốn  tìm được bến đỗ của hạnh phúc. Nàng thấy xót xa cho bản thân khi nhớ đến người yêu và cha mẹ của mình.

    Bình luận
  2.           Tác phẩm ” Truyện Kiều ” là một tác phẩm tuyệt hảo của Nguyễn Du. Ông đã góp phần cho nền thi ca Việt Nam cổ đại một tác phẩm tuyệt vời, vang xa tới nhiều thế hệ sau.  Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công.

    “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

     Tin sương luống những rày trông mai chờ

    Bên trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.”

    Chỉ một chữ “tưởng” thôi mà thể hiện biết bao cảm xúc nhớ thương, khát vọng tình yêu đôi lứa. Kỉ niệm thề nguyền hôm nao dường như vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim Kiều, nhưng tất cả đã là quá khứ, tưởng đó cũng chỉ là mơ tưởng về quá khứ đã xa mà thôi.

    Điều ấy khiến nàng càng trở nên đau đớn, xót xa, tự trách bản thân đã phụ bạc chàng Kim. Kim Trọng về tang chú, không hề biết gia đình Kiều xảy ra tai biến, bởi vậy có lẽ vẫn ngày đêm mong ngóng tin người mình yêu thương. Thúy Kiều day dứt, dằn vặt trong đau khổ.

    “Tấm son” là hình ảnh thơ đa nghĩa, có thể hiểu “tấm son” là tấm lòng thủy chung son sắt một lòng hướng về Kim Trọng. Nhưng cũng có thể hiểu khi tấm lòng son đã bị vùi dập, làm cho hoen ố thì không có cách nào gột rửa được, nàng cảm thấy không xứng với Kim Trọng. Dù hiểu theo cách nào ta cũng thấy được tình yêu thủy chung và số phận bất hạnh của nàng.

    Sau nỗi nhớ chàng Kim, Kiều nhớ về cha mẹ: “Xót người tựa cửa hôm mai / Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?/ Sân Lai cách mấy nắng mưa/ Có khi gốc tử đã vừa người ôm”. Dù ở trong tình cô đơn, tuyệt vọng, bị đẩy đến bước đường cùng nàng Kiều vẫn chẳng may may quan tâm cho số phận mình mà vẫn một lòng hướng về cha mẹ.

    Nàng lo lắng, xót xa không có ai ở nhà chăm sóc, đỡ đần cha mẹ khi tuổi cao, sức yếu. Nàng thương cha mẹ cảnh ngày ngày ngóng con về trong vô vọng. Điển tích “Sân Lai” càng cho thấy rõ hơn tấm lòng hiếu thảo của nàng với cha mẹ. Nàng quả là người con có tình, có nghĩa, hiếu thảo.

    Sự sắp xếp của Nguyễn Du cũng thật tài tình, khéo léo, ông để nàng Kiều nhớ Kim Trọng trước chứ không phải nhớ cha mẹ trước. Liệu đây có phải là sự bất hợp lí, nàng Kiều chẳng lẽ lại trọng tình hơn trọng hiếu. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Để nàng nhớ Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp, Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm nhục và bị bán vào lầu xanh, nên nàng vô cùng đau đớn, tủi nhục, tấm lòng son sắt của nàng đã bị phá bỏ.

    Bởi vậy người đầu tiên nàng nhớ là chàng Kim. Đối với cha mẹ: Kiều đã đền ơn sinh thành, đã tự nguyện bán mình chuộc cha, làm tròn chữ hiếu, vẹn đạo làm con. Cho nên ở lầu Ngưng Bích nàng nhớ Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với quy luật tình cảm nhưng nàng cũng không quên nhớ về cha mẹ, lo lắng, xót xa khi cha mẹ già yếu mà không có con ở bên đỡ đần. Nỗi nhớ thương của Kiều đã nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng lúc này thật xót xa, đau đớn. Nhưng quên đi cảnh ngộ bản thân, nàng đã hướng yêu thương vào những người thân yêu nhất. Trái tim nàng thật giàu yêu thương giàu đức hi sinh. Nàng thật sự là một người tình thuỷ chung, một người con hiếu thảo, một người có tấm lòng vị tha cao cả đáng quý.

    Vote 5 sao và cảm ơn bn nhé!!

    Bình luận

Viết một bình luận