Viết đoạn văn tổng phân hợp làm rõ nỗi niềm của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ cuối của bài Ông đồ . Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán. Gạch chân

By Isabelle

Viết đoạn văn tổng phân hợp làm rõ nỗi niềm của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ cuối của bài Ông đồ . Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán. Gạch chân và chỉ rõ

0 bình luận về “Viết đoạn văn tổng phân hợp làm rõ nỗi niềm của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ cuối của bài Ông đồ . Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán. Gạch chân”

  1. tác giả đã viết khổ cuối bằng những giọt nước mát nuối tiếc. Thương ông! nhưng tác giả ko thể lm gì được. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh “Những người muôn năm cũ” và thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sông, hỏi cả một thời đại và hỏi chính cuộc sông đó, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. “Những người muôn năm cũ” không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cuộc sống đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quẩn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên “mối sầu vạn kỉ”, cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ nho nữa. Chữ nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thải đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ồng đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

    Trả lời

Viết một bình luận