Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một đoạn thơ ,một nội dung trong các văn bản đã học ( Hịch tướng sĩ ,Nước Đại Việt Ta ,Bàn luận về phép học) Cần g

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một đoạn thơ ,một nội dung trong các văn bản đã học ( Hịch tướng sĩ ,Nước Đại Việt Ta ,Bàn luận về phép học)
Cần gấp với mn ơi:((((

0 bình luận về “Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một đoạn thơ ,một nội dung trong các văn bản đã học ( Hịch tướng sĩ ,Nước Đại Việt Ta ,Bàn luận về phép học) Cần g”

  1. Văn bản “Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp đã bày tỏ một số phương pháp học tập về mối quan hệ giữa “học” và “hành” trong đời sống của mỗi con người học sinh. Một trong những phương pháp giúp con người tìm đến con đường tốt nhất để mà thành công, không phải ai cũng có. Theo Luật học pháp: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa người với người. Những người không học, làm sao biết rõ đạo, làm sao có được kiến thức. Muốn có được phương pháp học đúng đắn, ta phải biết học và biết rõ đạo, tức là quan hệ, ứng xử với nhau trong cuộc sống gia đình và xã hội. Những ta kiến của ông rất chính xác, lúc đầu học chỉ để bồi lấy gốc, sau tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử, từ kiến thức mở đầu đến quá trình học tập trình tự nâng cao lâu dài. Học rộng để mở mang tri thức, rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. “Học” và “hành” là một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vậy ta hiểu thế nào là “học” và “hành” ? Học là tiếp thu tri thức thông qua hoạt động sách vở. Hành là vận dụng những gì đã học được vào thực tiễn đời sống. Một cái cây không thể nghĩ chúng tự vươn cao khi rễ của chúng không được chắc chắn. Một người muốn làm điều gì nhất định phải có hiểu biết thứ mình muốn làm. Mà có hiểu biết thì phải có thực hành vận dụng và tư duy đúng. Vậy Nguyễn Thiếp giúp ta nhận thấy việc học tập phải hiệu quả, lao động sản xuất mới được nâng cao và cải thiện.

    #Creative Team Name

    Bình luận
  2. Trong Hịch tướng sĩ, ấn tượng hơn cả trong ta chính là những lời bộc bạch tình cảm chân thành của người chủ tướng với tướng sĩ của mình. Đó là những lời thấm thía, cảm xúc và rất đỗi thiết tha “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Sự quyết tâm trong chủ tướng Trần Hưng Đạo khiến mỗi người đều phải tự nhìn lại mình. Hình ảnh nói quá trong những câu văn không nhằm khoa trương mà đang từng chút truyền lửa tới mỗi người. TInh thần yêu nước, tự tôn dân tộc gắn liền với nỗi căm thù giặc ngoại xâm. Nỗi lòng của vị chủ tướng đang được giãi bày cùng tướng lĩnh để có thể tiếp thêm cho nhau sức mạnh, niềm tin và hướng về tháng ngày tươi sáng phía trước. Ý thức trong Hưng Đạo vương cũng chính là sự đánh thức, sự cảnh cáo nghiêm khắc mà chân tình của người lãnh đạo với quân sĩ về trách nhiệm bảo vệ quê hương, nhiệm vụ chiến đấu với kẻ thù. Từng câu chữ ấy còn mãi đọng lại trong lòng bạn đọc với bao tự hào, khâm phục và biết ơn sâu sắc. 

    Bình luận

Viết một bình luận