Có thể nói thất bại và thành công là kết quả trái ngược nhau khi thực hiện một công việc nào đó. Thành công là gì? Đó là điều mà chúng ta đạt được đối với những gì mà chúng ta đã đặt ra trước đó. Còn thất bại là một kết quả xấu khi thực hiện công việc, tức là ta không đạt được đúng như muc đích mình mong đợi.Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác:Thất bại là nhân tố tạo ra thành công. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công,ai đã không từng một lần trải qua những thất bai. Như những bậc vĩ nhân: A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… “bê bết!”… Nhưng điều quan trọng là sau những thất bại, họ đã nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp họ thực hành thành công.Trong quá trình làm việc, học tập mỗita có thể gặp thất bại bởi bất cứ một công việc nào.Có thể do nhiều nguyên nhân mà dẫn tới sự thất bại đó. Chẳng hạn có những bạn học rất chăm chỉ học và mong muốn rằng cuối năm sẽ đạt được danh hiệu học sinh giỏi, song điểm cuối năm lại không cao. Vậy đó chính là sự thất bại. Tuy nhiên, đối với người học sinh, khi mình thật sự học tập chăm chỉ mà không đạt được kết quả thì không nên nản lòng, không nên cho rằng mình dốt có cố gắng mấy cũng không đạt được kết quả tốt. Nếu mặc kệ và buông xuôi, bạn đó sẽ học ngày càng dốt hơn. Ngược lại với lòng kiên trì, coi sự thất bại đã qua như một bài học rút ra cho bản thân mình thì chắc chắn những bạn học sinh đó sẽ đạt được đến những thành công của chính mình. Từ những vấp ngã ban đầu, ta cần phải biết rút ra cho mình những bài học cần thiết để tránh những sai lầm có thể lặp lại. Từ đó, chúng ta sẽ có những thành công và đạt được những kết quả tốt đẹp.Muốn đổi thất bại lấy thành công thìphải lấy sự thất bại làm bài học cho mình,rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo. Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Con đường học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: Không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi…nhưng hãy coi đó là động lực và nổ lực để vượt qua những thất bại tạm thời vì những thành công lớn ở phía trước.
Giàn bài
Mở bài :nêu dữ liệu mà cần lm rõ. Dẫn dắt vấn đề
Thân bài :
Tại sao nói thất bại là mẹ thành công ?
Đưa ra một số biểu hiện của câu tục ngữ
Sự kiên trì –Đồng thời cũng nói lên nết đẹp phẩm chất của con người VN
Mở rộng vấn đề +nêu lên mặt tốt của vấn đề
+ phê phán sự thiếu nhẫn nại của con người
Nêu lên một số tấm gương
Kết bài :
Khẳng định lại vấn đề
Nét đẹp của dân tộc Việt Nam
Có thể nói thất bại và thành công là kết quả trái ngược nhau khi thực hiện một công việc nào đó. Thành công là gì? Đó là điều mà chúng ta đạt được đối với những gì mà chúng ta đã đặt ra trước đó. Còn thất bại là một kết quả xấu khi thực hiện công việc, tức là ta không đạt được đúng như muc đích mình mong đợi.Thành công và thất bại, chúng đối lập nhau sâu sắc, tưởng chừng giữa chúng không có mối quan hệ nào. Nhưng: Thất bại là mẹ thành công. Nghĩa là giữa hai yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Nói theo cách khác: Thất bại là nhân tố tạo ra thành công. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.Thật vậy! Trong thực tế, để có được thành công, ai đã không từng một lần trải qua những thất bai. Như những bậc vĩ nhân: A. Nô-ben từng làm nổ phòng thí nghiệm vài lần trước khi chế tạo ra được loại thuốc nổ hoàn hảo của mình. Lu-I Patx-tơ cũng đã vài lần thất bại trước khi tìm ra loại vắc xin phòng bệnh dại. Hay như A. Anh-xtanh, bộ óc vĩ đại nhất của thế kỉ XX, thở nhỏ ông lại bị coi là chậm phát triển do thành tích học tập quá… “bê bết!”… Nhưng điều quan trọng là sau những thất bại, họ đã nhìn thẳng vào đó để tìm nguyên nhân và rút ra những bài học quý giá. Những kinh nghiệm ấy vô cùng quý báu, nó là tri thức cho những lần thực hành sau giúp họ thực hành thành công.Trong quá trình làm việc, học tập mỗi ta có thể gặp thất bại bởi bất cứ một công việc nào. Có thể do nhiều nguyên nhân mà dẫn tới sự thất bại đó. Chẳng hạn có những bạn học rất chăm chỉ học và mong muốn rằng cuối năm sẽ đạt được danh hiệu học sinh giỏi, song điểm cuối năm lại không cao. Vậy đó chính là sự thất bại. Tuy nhiên, đối với người học sinh, khi mình thật sự học tập chăm chỉ mà không đạt được kết quả thì không nên nản lòng, không nên cho rằng mình dốt có cố gắng mấy cũng không đạt được kết quả tốt. Nếu mặc kệ và buông xuôi, bạn đó sẽ học ngày càng dốt hơn. Ngược lại với lòng kiên trì, coi sự thất bại đã qua như một bài học rút ra cho bản thân mình thì chắc chắn những bạn học sinh đó sẽ đạt được đến những thành công của chính mình. Từ những vấp ngã ban đầu, ta cần phải biết rút ra cho mình những bài học cần thiết để tránh những sai lầm có thể lặp lại. Từ đó, chúng ta sẽ có những thành công và đạt được những kết quả tốt đẹp.Muốn đổi thất bại lấy thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo. Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Con đường học tập là con đường nhiều chông gai vất vả, rất khó tránh khỏi những thất bại: Không giải được bài toán, không viết được bài văn, không được điểm cao trong bài kiểm tra, không đạt danh hiệu học sinh giỏi…nhưng hãy coi đó là động lực và nổ lực để vượt qua những thất bại tạm thời vì những thành công lớn ở phía trước.