Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về hậu quả của gia tăng dân số và giải pháp hạn chế từ 10 đến 12 dòng Giúp với hứa vào vote 5*

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về hậu quả của gia tăng dân số và giải pháp hạn chế từ 10 đến 12 dòng
Giúp với hứa vào vote 5*

0 bình luận về “Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về hậu quả của gia tăng dân số và giải pháp hạn chế từ 10 đến 12 dòng Giúp với hứa vào vote 5*”

  1. Thực tế cho thấy, dân số ở các nước đang phát triển ngày càng gia tăng. Nhưng do yêu cầu xây dựng kinh tế công nghiệp, phải có chuyên gia, phải nhập kỹ thuật, trang thiết bị nhiều nên các nước này vay nợ quá lớn của nước ngoài và không tránh khỏi xảy ra các nạn lạm phát, thất nghiệp… Ở nước ta, hàng năm xấp xỉ 2 triệu trẻ em ra đời thì đồng thời có thêm một triệu thanh niên vào tuổi lao động chưa có việc làm đầy đủ. Đáng ngại nhất là nông dân ngày nay có xu hướng coi sản xuất nông nghiệp là ít có lãi nên kém hào hứng ở lại mà kéo lên thành thị để tìm việc làm, gây nên áp lực về dân số tại đây.

    Tình trạng thiếu việc làm đang là một trong những nguyên nhân gia tăng các biểu hiện tiêu cực trong xã hội, nhất là tội phạm hình sự. Điều đáng nói là những người nhập cư vào thành phố một bộ phận ý thức sống đô thị còn hạn chế. Họ nhanh chóng “sao chép” những mặt trái của xã hội đô thị như cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, trộm cắp… Sự gia tăng dân số cũng đang tác động mạnh mẽ đến môi trường và tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng do việc di dân tự do từ các nơi khác đến miền núi, do du canh, du cư. Với tốc độ phá rừng như hiện nay sẽ không còn độ bao phủ, lũ lụt thường xuyên xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

    Một nguyên nhân làm tồn tại tình trạng trên là do dân trí chưa được chuyển đổi, nhất là vùng nông thôn (chiếm gần 80% dân số). Bên cạnh đó, tâm lý xã hội cũ thích đẻ nhiều con trai để có thêm lao động và nhờ cậy lúc tuổi già hoặc gặp lúc khó khăn đang gây ra tình trạng mất cân bằng giới tính. Vì khi đó lao động chủ yếu bằng cơ bắp, đồng thời hệ thống bảo hiểm xã hội chưa đảm bảo cho người dân lúc ốm đau, hoạn nạn, tuổi già. Thực ra đẻ con nhiều không phải là ý muốn của phụ nữ. Từ trước đến nay, người phụ nữ đông con nào cũng luôn luôn phải khổ vì con, bởi “của không ngon, đông con cũng hết”.

    Chương trình dân số, kế hoạch hoá gia đình có ý nghĩa to lớn đến chiến lược con người và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Đảng và Nhà nước ta đang vận động mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh một hoặc hai con. Cuộc vận động tuy là một trọng tâm của ngành y tế, song không phải mỗi ngành y tế đảm đương thực hiện. Nó đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của mọi ngành, mọi cấp để có thể đánh giá đúng tình hình mọi mặt và có kế hoạch thúc đẩy hiệu lực việc nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục về dân số cũng như hạn chế sinh đẻ.

    Qua các cuộc nghiên cứu cho thấy: Phụ nữ càng có học thức thì họ càng có ít con. Có một hay hai đứa con sống hiếu thảo, học hành nên người, giúp ích nhiều cho nước cho dân là niềm hạnh phúc cho mỗi gia đình, mỗi dòng họ và cho cả đất nước. Lâu nay, trong công tác giáo dục truyền thông dân số, chúng ta mới nói đến vai trò cơ quan, trường học, đoàn thể, gia đình… chưa nói đến vai trò của dòng họ, nên đưa vấn đề ấy vào dòng họ mình. Sống có văn hoá, giữ gìn, phát huy hay tạo được một truyền thống văn hoá phải có con người lỗi lạc, tức là có những thành viên chất lượng, thì tự nhiên sẽ giảm số lượng dân số. Còn cứ kêu gọi giảm số lượng dân số mà không nói đến chất lượng thì dù số lượng có giảm, tỉ lệ dân số có chất lượng trong tổng dân số một ngày gần đây cũng sẽ giảm đáng kể.

    Ngày nay, trong xã hội mới đã đủ điều kiện, phương tiện khoa học giúp cho người phụ nữ chủ động được việc sinh đẻ theo kế hoạch gia đình. Vấn đề đặt ra là làm sao cho mỗi người sớm thay đổi những tâm lý xã hội, tập quán lỗi thời, lạc hậu trong việc sinh đẻ.

    Bình luận

Viết một bình luận