Viết đoạn văn trình bày về nhân vật Thuý Kiều trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
0 bình luận về “Viết đoạn văn trình bày về nhân vật Thuý Kiều trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích””
Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với “Truyện Kiều”. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã nói lên tâm trạng cô đơn, xót xa, buồn tủi của Kiều, đặc biệt là ở 8 câu thơ cuối. Sau khi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ người tình, Kiều lại nghĩ đến thân phận hẩm hiu, cô đơn của mình. Kiều đưa mắt nhìn ra xa, nơi có cửa bể mênh mang để kiếm tìm một bóng hình, một hơi thở nhân gian. Nhưng Kiều chỉ nhìn thấy một chiếc thuyền nhỏ bé như bị nhấn chìm giữa biển khơi vô tận. Có lẽ, con thuyền ấy cũng chính là cô Kiều cô độc lẻ loi nơi lầu Ngưng Bích. Không tìm kiếm được ở xa, Kiều lại đưa mắt về gần. Kiều nhìn thấy giữ ngọn nước chảy trôi ấy một bông hoa trôi bồng bềnh vô định. Bông hoa ấy cũng tượng trưng cho số phận bấp bênh chìm nổi của Thúy Kiều. Ngọn cỏ ngoài kia xanh tươi là thế nhưng nó vẫn nhuốm màu tâm trạng mang một vẻ rầu rầu. Chân mây, mặt đấy, cỏ cây đều xanh đấy nhưng nó chẳng đem lại sự tươi vui tràn đây sức sống. Đúng thật “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nước biển ngoài kia bị gió cuốn trào, gió xô sóng, sóng va vào nhau tạo nên tiếng ầm ầm. Tiếng sóng biển thét gào phải chăng đang xót thương cho thân phận Thúy Kiều. hay chính lòng Kiều đang thét gào đau thương. Chỉ với 8 câu thơ ta thấy được tâm trạng xót xa đau đớn và cô độc của Thúy Kiều nơi lầu Ngưng Bích và qua đó cũng cảm nhận được giá trị nhân đạo mà tác giả gửi gắm.
đoạn trích ” Kiều ở lầu ngưng bích” Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều. Câu thơ đầu với từ ”khóa xuân” gợi cho người đọc thấy được hoàn cảnh rất tội nghiệp của Kiều lúc này: Nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Từ trên lầu cao nàng phóng tầm mắt ra thế giới tự nhiên, trước mắt nàng là dãy núi mờ xa, trên đầu là một tấm trăng lạnh lẽo, xung quanh là bốn bề bát ngát với cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Từ láy ”bát ngát” gợi lên không gian mênh mông rợn ngợp gợi cảm giác lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời đất. Cái lầu chơi vơi ấy giam hãm một số phận con người. Cảnh ở đây là cảnh thực nhưng cũng có thể là cảnh mang tính ước lệ để gợi lên sự mênh mông rợn ngộp của không gian, qua đó làm nổi bật tâm trạng cô đơn của Kiều, không chỉ cảm nhận về không gian Kiều còn cảm nhận về thời gian ”mây sớm đèn khuya” diễn tả thời gian tuần hoàn khép kín. Sáng và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối khiến nàng cảm thấy bẽ bàng:
Nguyễn Du là một nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với “Truyện Kiều”. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã nói lên tâm trạng cô đơn, xót xa, buồn tủi của Kiều, đặc biệt là ở 8 câu thơ cuối. Sau khi nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhớ người tình, Kiều lại nghĩ đến thân phận hẩm hiu, cô đơn của mình. Kiều đưa mắt nhìn ra xa, nơi có cửa bể mênh mang để kiếm tìm một bóng hình, một hơi thở nhân gian. Nhưng Kiều chỉ nhìn thấy một chiếc thuyền nhỏ bé như bị nhấn chìm giữa biển khơi vô tận. Có lẽ, con thuyền ấy cũng chính là cô Kiều cô độc lẻ loi nơi lầu Ngưng Bích. Không tìm kiếm được ở xa, Kiều lại đưa mắt về gần. Kiều nhìn thấy giữ ngọn nước chảy trôi ấy một bông hoa trôi bồng bềnh vô định. Bông hoa ấy cũng tượng trưng cho số phận bấp bênh chìm nổi của Thúy Kiều. Ngọn cỏ ngoài kia xanh tươi là thế nhưng nó vẫn nhuốm màu tâm trạng mang một vẻ rầu rầu. Chân mây, mặt đấy, cỏ cây đều xanh đấy nhưng nó chẳng đem lại sự tươi vui tràn đây sức sống. Đúng thật “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Nước biển ngoài kia bị gió cuốn trào, gió xô sóng, sóng va vào nhau tạo nên tiếng ầm ầm. Tiếng sóng biển thét gào phải chăng đang xót thương cho thân phận Thúy Kiều. hay chính lòng Kiều đang thét gào đau thương. Chỉ với 8 câu thơ ta thấy được tâm trạng xót xa đau đớn và cô độc của Thúy Kiều nơi lầu Ngưng Bích và qua đó cũng cảm nhận được giá trị nhân đạo mà tác giả gửi gắm.
đoạn trích ” Kiều ở lầu ngưng bích” Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều. Câu thơ đầu với từ ”khóa xuân” gợi cho người đọc thấy được hoàn cảnh rất tội nghiệp của Kiều lúc này: Nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Từ trên lầu cao nàng phóng tầm mắt ra thế giới tự nhiên, trước mắt nàng là dãy núi mờ xa, trên đầu là một tấm trăng lạnh lẽo, xung quanh là bốn bề bát ngát với cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Từ láy ”bát ngát” gợi lên không gian mênh mông rợn ngợp gợi cảm giác lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời đất. Cái lầu chơi vơi ấy giam hãm một số phận con người. Cảnh ở đây là cảnh thực nhưng cũng có thể là cảnh mang tính ước lệ để gợi lên sự mênh mông rợn ngộp của không gian, qua đó làm nổi bật tâm trạng cô đơn của Kiều, không chỉ cảm nhận về không gian Kiều còn cảm nhận về thời gian ”mây sớm đèn khuya” diễn tả thời gian tuần hoàn khép kín. Sáng và khuya, ngày và đêm Kiều thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng rơi vào cảnh cô đơn tuyệt đối khiến nàng cảm thấy bẽ bàng: