Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu nêu cảm nha anh của em về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện cổ tích THẠCH SẠNH
0 bình luận về “Viết đoạn văn từ 6 đến 8 câu nêu cảm nha anh của em về chi tiết tiếng đàn thần trong truyện cổ tích THẠCH SẠNH”
Những chi tiết kì ảo trong câu chuyện cổ tích chính là những hạt bụi vàng tạo nên ánh hào quang rực rỡ cho tác phẩm. Câu chuyện Thạch Sanh cũng vậy. Trong đó, hạt bụi sáng nhất, rực rỡ nhất đối với em chính là chi tiết tiếng đàn thần. Gọi là tiếng đàn thần, không phải vì nó được tạo nên từ một vị thần, mà bởi vì những ý nghĩa, những sức mạnh phi thường mà nó tạo dựng nên. Tiếng đàn ấy như người dẫn đường, kết nối triệu triệu trái tim với nhau. Nó chạm đến nơi yếu mềm nhất trong lồng ngực mỗi con người. Khiến người ta lại gần nhau hơn, thấu hiểu, yêu thương nhau hơn. Nhờ tiếng đàn thần ấy, công chúa đã thoát khỏi những u buồn, đau khổ, mà cất lên tiếng nói, để đưa lại công lý cho chàng Thạch Sanh dưới ngục tối. Nhờ tiếng đàn thần ấy, mà chiến tranh kết thúc, nhưng không một giọt máu nào phải đổ cả. Bởi dù là quân lính của đất nước nào cũng là con người có máu thịt, có gia đình, có tình cảm. Và ai cũng muốn được sống, được hạnh phúc. Chính tiếng đàn diệu kì đó đã đánh thức tất cả, gọi lên triệu trái tim cùng chung nhịp đập. Đó chính là sức mạnh của thứ nghệ thuật chân chính, của thứ nghệ thuật xuất phát từ một trái tim lương thiện, đầy tình yêu thương của chàng Thạch Sanh.
Truyện cổ tích Thạch Sanh hội tụ nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, hấp dẫn, trong đó em thích nhất là chi tiết tiếng đàn thần. Tiếng đàn thần là tiếng đàn được phát ra không chỉ từ một chiếc đàn thần kì. Mà nó còn phát ra từ một trái tim, một tâm hồn lương thiện, trong sạch của chàng Thạch Sanh. Chính tiếng đàn ấy đã chạm được đến trái tim của nàng công chúa. Gỡ rối những đau khổ trong nàng mà giúp nàng bật lên tiếng nói. Tiếng đàn thần kì ấy đã phá vỡ đi những dồn nén, những ưu tư chất chứa lâu nay của nàng công chúa tội nghiệp. Nhờ đó, mà chân lý được phơi bày. Người tốt được hưởng phúc, kẻ ác phải chịu tội. Tiếng đàn thần chính là ánh sáng dẫn đường cho công lý được thực thi. Và cũng là tiếng đàn thần ấy, đã khơi lên, đã đánh thức những tình cảm sâu sắc, nhân bản nhất của mỗi con người. nó làm cho người ta nghĩ về gia đình, về người thân, về những yêu thương mà chán ghét, vứt bỏ vũ khí. Nó làm người ta trở nên người hơn. Vì vậy, quân lính mười tám nước chư hầu đã chấp nhận lui quân. Trận chiến kết thúc mà không ai phải đổ máu cả. Hình ảnh tiếng đàn thần đầy sức mạnh tinh thần nhân văn ấy, thể hiện sự nhận thức, suy tôn của người dân xưa với sự hiện diện của nghệ thuật chân chính, thứ nghệ thuật vì con người mà sinh ra.
Hay thì cho mình xin Tim và Vote 5 sao và Ctlnh nhé 😀
Những chi tiết kì ảo trong câu chuyện cổ tích chính là những hạt bụi vàng tạo nên ánh hào quang rực rỡ cho tác phẩm. Câu chuyện Thạch Sanh cũng vậy. Trong đó, hạt bụi sáng nhất, rực rỡ nhất đối với em chính là chi tiết tiếng đàn thần. Gọi là tiếng đàn thần, không phải vì nó được tạo nên từ một vị thần, mà bởi vì những ý nghĩa, những sức mạnh phi thường mà nó tạo dựng nên. Tiếng đàn ấy như người dẫn đường, kết nối triệu triệu trái tim với nhau. Nó chạm đến nơi yếu mềm nhất trong lồng ngực mỗi con người. Khiến người ta lại gần nhau hơn, thấu hiểu, yêu thương nhau hơn. Nhờ tiếng đàn thần ấy, công chúa đã thoát khỏi những u buồn, đau khổ, mà cất lên tiếng nói, để đưa lại công lý cho chàng Thạch Sanh dưới ngục tối. Nhờ tiếng đàn thần ấy, mà chiến tranh kết thúc, nhưng không một giọt máu nào phải đổ cả. Bởi dù là quân lính của đất nước nào cũng là con người có máu thịt, có gia đình, có tình cảm. Và ai cũng muốn được sống, được hạnh phúc. Chính tiếng đàn diệu kì đó đã đánh thức tất cả, gọi lên triệu trái tim cùng chung nhịp đập. Đó chính là sức mạnh của thứ nghệ thuật chân chính, của thứ nghệ thuật xuất phát từ một trái tim lương thiện, đầy tình yêu thương của chàng Thạch Sanh.
Truyện cổ tích Thạch Sanh hội tụ nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, hấp dẫn, trong đó em thích nhất là chi tiết tiếng đàn thần. Tiếng đàn thần là tiếng đàn được phát ra không chỉ từ một chiếc đàn thần kì. Mà nó còn phát ra từ một trái tim, một tâm hồn lương thiện, trong sạch của chàng Thạch Sanh. Chính tiếng đàn ấy đã chạm được đến trái tim của nàng công chúa. Gỡ rối những đau khổ trong nàng mà giúp nàng bật lên tiếng nói. Tiếng đàn thần kì ấy đã phá vỡ đi những dồn nén, những ưu tư chất chứa lâu nay của nàng công chúa tội nghiệp. Nhờ đó, mà chân lý được phơi bày. Người tốt được hưởng phúc, kẻ ác phải chịu tội. Tiếng đàn thần chính là ánh sáng dẫn đường cho công lý được thực thi. Và cũng là tiếng đàn thần ấy, đã khơi lên, đã đánh thức những tình cảm sâu sắc, nhân bản nhất của mỗi con người. nó làm cho người ta nghĩ về gia đình, về người thân, về những yêu thương mà chán ghét, vứt bỏ vũ khí. Nó làm người ta trở nên người hơn. Vì vậy, quân lính mười tám nước chư hầu đã chấp nhận lui quân. Trận chiến kết thúc mà không ai phải đổ máu cả. Hình ảnh tiếng đàn thần đầy sức mạnh tinh thần nhân văn ấy, thể hiện sự nhận thức, suy tôn của người dân xưa với sự hiện diện của nghệ thuật chân chính, thứ nghệ thuật vì con người mà sinh ra.
Hay thì cho mình xin Tim và Vote 5 sao và Ctlnh nhé 😀