Viết đoạn văn từ sáu đến tám câu cảm nhận về người nông dân sống trong xã hội cũ trước cách mạng tháng Tám theo lối quy nạp( giúp mình nha)
Viết đoạn văn từ sáu đến tám câu cảm nhận về người nông dân sống trong xã hội cũ trước cách mạng tháng Tám theo lối quy nạp( giúp mình nha)
Chúng ta sống trong cuộc sống ấm no,hạnh phục ,hòa bình như bây giờ nào có hay khi xưa nhân dân ta đã cực khổ thế nào.Ở tận cùng của vũng bùn xã hội cũ trước cách mạng tháng Tám đó là những người nông dân tội nghiệp.Họ luôn phải làm lụng vất vả mà quanh năm vẫn ko đủ ăn .Những giai cấp phong kiến được sống cuộc xa hoa,phù phiếm trên xương máu và nước mắt của những người nông dân.Những người nông dân lúc ấy thật tội nghiệp làm sau,dưới móng vuốt của xã hội cũ đọc ác ấy.
Trước Cách mạng tháng 8, dưới chế độ thực dân nửa phong kiến bóc lột tàn ác, đời sống người nông dân hết sức nghèo khổ, đáng thương. Vợ chồng chị Dậu vất vả làm lụng quanh năm thế mà không không đóng nỗi một suất sưu đành phải đứt ruột bán đi đứa con 7 tuổi đến ở đợ cho nhà Nghị Quế. Con trai lão Hạc vì tục lệ cưới xin nặng nề mà chôn vùi mình trong mối tình đau khổ, đi làm đồn điền cao su mãi tận Nam Kì 5-6 năm rồi chưa về. Lão Hạc vì đau ốm, thiên tai, thất nghiệp, không còn đường nào để sống đành phải tự mình tìm đến cái chết để giải thoát số phận. Ôi, họ thật đáng thương làm sao! Nhưng dù xã hội có tàn ác đến đâu, có dồn họ đến mức đường cùng của cuộc sống thì người nông dân vẫn sáng ngời những phẩm chất cao đẹp. Chị Dậu vẫn rất giàu lòng yêu thương gia đình, sẵn sàng chống lại cường quyền để bảo vệ chồng, con trai lão Hạc trước khi đi còn vay trước tiền để biếu bố mấy đồng ở nhà ăn quà, lão Hạc trước khi chết vẫn giữ vững lòng tự trọng, nhân hậu của một con người, đặc biệt là tình yêu thương con vô bờ bến. Nói tóm lại, trước Cách mạng tháng 8, người dân dân VN sống trong nghèo khổ, bế tắc nhưng vẫn ngời sáng về nhân cách, họ quả thực là những đóa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.