viết đoạn văn về mở rộng, lên án,phê phán, liên hệ bản thân cho đề chứng minh :”Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. chứ ko viế

viết đoạn văn về mở rộng, lên án,phê phán, liên hệ bản thân cho đề chứng minh :”Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”.
chứ ko viết phần giải thích với mấy cái phần kia
chỉ viết phần mở rộng , lên án phê phán, liên hệ bản thân thôi nha

0 bình luận về “viết đoạn văn về mở rộng, lên án,phê phán, liên hệ bản thân cho đề chứng minh :”Văn chương là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”. chứ ko viế”

  1. “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thê hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

    Bình luận
  2. Số phận người dân lao động từ lâu đã trở thành chủ đề và nguồn cảm hứng cho ca dao và biết bao những tác phẩm văn học Việt Nam. Một trong số đó chúng ta phải kể tới chùm ca dao than thân và truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn. Nếu như ca dao than thân thể hiện sự khổ sở của người dân lao động thấp cổ bé họng, đặc biệt là người phụ nữ xưa thì người dân lao động trong “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn rơi vào tình cảnh khốn cùng trong đêm đê vỡ, nhà cửa tan nát, quan phụ mẫu thì bỏ mặc. Trong ca dao than thân, người dân lao động hiện lên với biết bao hình ảnh ẩn dụ. Mô típ mở đầu quen thuộc “Thân em” trong ca dao than thân như một lời dự báo về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Khi thì họ hóa thân thành tấm lụa đào phất phơ giữa chợ không biết vào tay ai, khi thì hóa thân thành giếng giữa đường cho người rửa chân rửa mặt, khi thì lại là hạt mưa sa vào đài các hoặc ra ruộng cày.Cũng có lúc, ta bắt gặp hình ảnh của những người lao động cần cù, chịu thương chịu khó qua hình ảnh của con cò lam lũ, vất vả, của con tằm nằm nhả tơ, của đàn kiến nhỏ li ti, của con cuốc kêu không ai thấu, hay của hạc gầy bay mỏi cánh,… Ông cha ta đã mượn hình ảnh của những con vật nhỏ bé để khắc họa hình tượng của những người dân lao động thấp cổ bé họng, bị áp bức, sống một cuộc sống lam lũ, khổ sở. Đặc biệt là những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải sống một cuộc đời vô định, không được tự quyết định cuộc đời của mình. Họ bị gò buộc trong tam tòng tứ đức, của lễ giáo phong kiến hà khắc. Trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”, tác giả Phạm Duy Tốn đã tái hiện hình ảnh của những người nông dân trong đêm mưa lũ, đê đứng trước nguy cơ vỡ. Đó là một đêm mưa lớn tầm tã, nước sông cuồn cuộn tràn vào đê, sức người dường như không địch nổi lại với sức nước. Những người dân lao động đứng trước nguy cơ mất nhà mất cửa, mất vợ mất con, tính mạng của họ cũng bị đe dọa trước dòng nước lũ. Ấy thế mà, vị quan phụ mẫu có vai trò chăm lo cho đời sống của nhân dân lại mặc kệ, lại thỏa sức ăn chơi phè phưỡn, không chút quan tâm đến những người nông dân khốn cùng ấy. Hắn ta thản nhiên tận hưởng những thứ xa hoa, ăn chơi trác táng trên sức lao động của nhân dân.Dù cho đêm đó mưa có lớn đến thế nào thì số phận của người dân vẫn phải một mình căng sức chống chọi với dòng nước lũ, còn tên quan thì là một kẻ lòng lang dạ sói, không cần quan tâm đến sinh mệnh của nhân dân. Tóm lại, số phận của những người dân lao động trong ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết mặc bay là số phận của những người dân lao động lam lũ, vất vả nhưng đều bị những kẻ cầm quyền xã hội làm cho khổ sở, điêu đứng.

    CHÚC BẠN HỌC TỐT

    CHO MÌNH HAY NHẤT NHÉ

    Bình luận

Viết một bình luận