Viết hoàn chỉnh bài văn p/tích nv ông Sáu qua đoạn trích sau: “Tôi còn nhớ buổi chiều hôm đó…anh mới nhắm mắt đi xuôi” Mình cần gấp,năn nỉ đó

Viết hoàn chỉnh bài văn p/tích nv ông Sáu qua đoạn trích sau:
“Tôi còn nhớ buổi chiều hôm đó…anh mới nhắm mắt đi xuôi”
Mình cần gấp,năn nỉ đó

0 bình luận về “Viết hoàn chỉnh bài văn p/tích nv ông Sáu qua đoạn trích sau: “Tôi còn nhớ buổi chiều hôm đó…anh mới nhắm mắt đi xuôi” Mình cần gấp,năn nỉ đó”

  1. Tình cảm ông Sáu đối với con còn đc nhà văn thể hiện rất cảm động khi ông ở khu căn cứ . Nỗi đau dây dứt , ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày làm việc ông đã đánh con khi nóng giận . Rồi lời dặn của con : ” Ba về mùa cho con một cây lược nghe ba ” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm cho cô một cây lược bằng ngà. Làm cây lược đã trở thành bổn phận của người cha , thành tiếng gọi cầu khẩn của tình yêu thương con . Kiếm đc khúc ngà voi , ông Sáu hớn hở như một đứa trẻ tìm đc quà và ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược . Hãy nghe đồng đội của ông kể lại : ” Những lúc rỗi , anh cưa từng chiếc răng lược, thật trọng , tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc “. Phải chăng bảo nhiêu tình yêu thương con ông đồn vào làm cây lược ấy? Rồi ông gò lưng tỉ mẩn , khắc từng nét chữ lên sống lưng lược : ” Yêu nhớ tặng Thu con của ba ” . Cây lược ấy , dòng chữ ấy là tình yêu , là nỗi nhớ thương , sự ân hận của ông đối với đứa con gái . Những lúc rỗi cũng như đêm đêm nhớ con ông thường lấy cây lược ra ngắm nghía , rồi mài oeen tóc cho cây lược thêm bóng , thêm mượt. Làm như vậy , có lẽ ông không muốn con ông bị đau khi chải lên tóc. Yêu con , ông Sáu yêu từng sợi tóc của con. Người đọc cảm động trước tấm lòng của người cha ấy. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trên đời – chiếc lược ngà . Cho nên cây lược ngà ấy đã kết tình trốn nó tình phụ tử mộc mạc , sâu sa mà đơn sơ giản dị. Làm lược cho con ông Sáu mở đc gặp con dc tận tay chải mái tóc cho con . Nhưng rồi trong trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy , ông Sáu bị một viên đạn bắn vào ngực . ” Trong những phút cuối cùng , không đủ sức trăng trối lại điều gì , hình như chỉ có tình cha con là không thể chết đc ” , bằng tất cả tàn lực cuối cùng , ông chỉ làm đc một việc ” đưa tay vào túi , móc cây lược ” đưa cho người bạn chiến đấu . Đó là điều trăng trối không lời nhưng nó thiêng liêng hơn cả những lời di chúc . Nó là sự ủy thác , là ước nguyện cuối cùng, ước nguyện của tình phụ tử . Và bắt đầu từ giây phút ấy , cây lược của tình phụ tử đã biến đồng đội của ông Sáu thành một người cha thứ hai của bé Thu . Người đọc đã không thể cầm đc nước mắt khi nghe tiếng khóc thét của đứa con gọi cha buổi chia tay hôm nào , giờ đây cũng không thể cầm lòng khi chứng kiến cái cử chỉ cầm cây lược và ánh mắt nhìn của người cha vào giây phút lâm chung. Từng có bao nhiêu áng văn nói về tình mẹ cực kì xúc động nhưng có lẽ đây là một trang văn rất hiếm hoi mô tả đến tận cùng sâu thẳm trái tim yêu thương của người cha dành cho con . Cũng từ hình ảnh này , nhà văn đã khẳng định : Bơm đạn và chiến tranh có thể hủy diệt đc sự sống , nhưng tình cha – con phụ tử thiêng liêng thì không có gì giết đc.

    Bình luận

Viết một bình luận