Viết kết bài (khoảng 3 câu) cho 2 đề văn : “Giải thích và chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và ” Giải thích và chứng minh tính đúng đắn

Viết kết bài (khoảng 3 câu) cho 2 đề văn : “Giải thích và chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và ” Giải thích và chứng minh tính đúng đắn cảu câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim”
Viết mở bài (khoảng 3-4 câu) cho đề văn ” Giải thích và chứng minh tính đúng đắn cảu câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim”

0 bình luận về “Viết kết bài (khoảng 3 câu) cho 2 đề văn : “Giải thích và chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và ” Giải thích và chứng minh tính đúng đắn”

  1. * Giải thích và chứng minh tính đúng đắn cảu câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

    -Mở bài: 

    Ngày xưa có một cậu bé bắt gặp một bà cụ đang ngồi mài một thanh sắt bên bờ sông. Cậu bé liền hỏi bà mài thanh sắt lớn thế kia để làm gì. Bà cụ liền mỉm cười trả lời rằng bà đang mài thanh sắt này thành một chiếc kim để may vá. Đây có lẽ chính là khởi nguồn của câu tục ngữ ” Có công mài sắt, có ngày nên kim” mà ông cha ta để lại. Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta phải có lòng kiên trì, bền chí để thực hiện quyết tâm của mình.

    Tục ngữ vốn là kho tàng những lời khuyên dạy bổ ích mà ông cha ta để lại cho thế hệ con cháu. Mỗi câu tục ngữ chính là mỗi là khuyên răn để con cháu noi theo và tu dưỡng. Trong kho tàng đó, ta không thể không quen thuộc với các câu tục ngữ như “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, ” Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, hay ” Ăn cây nào rào cây nấy”, … Nhưng nói về sự quyết tâm, lòng kiên trì thì ông cha ta thường khuyên chúng ta rằng: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

    – Kết bài: Lời khuyên của cha ông ta “Có công mài sắt có ngày nên kim” mãi thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi người. Phải luôn biết bền chí bền lòng, giữ vững lý tưởng thì nhất định chúng ta sẽ có được thành công như mong muốn. Là một người học sinh, chúng ta hãy biết phấn đấu học hành, chăm ngoan, quyết tâm, kiên trì bền bỉ, chúng ta nhất định sẽ trở thành những con người tài giỏi giúp ích cho đất nước mai sau.

    * Giải thích và chứng minh câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

    – Mở bài:“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ về lòng biết ơn, mang vẻ đẹp đạo đức trong hàng ngàn những câu ca dao, tục ngữ của Việt Nam. Ca dao, tục ngữ vốn sinh ra chúng ta đã nghe truyền miệng lại, không xác định nó ra đời khi nào có thể thấy cái sự biết ơn được đề cao như thế nào trong cuộc sống người Việt. Ông bà luôn muốn thế hệ sau giữ gìn phát huy nét đẹp đạo đức đó, nhằm nhắc nhở chúng ta về quá khứ và lấy đó làm nền cho hiện tại, tương lai.

    Bình luận

Viết một bình luận