Viết một bài tham luận về nề nếp học sinh( THCS nhé)

Viết một bài tham luận về nề nếp học sinh( THCS nhé)

0 bình luận về “Viết một bài tham luận về nề nếp học sinh( THCS nhé)”

  1. Bản tham luận vê việc thực hiện nề nếp của học sinh
    trong trường thcs

    Kính thưa các quý vị đại biểu! Kính thưa các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường!
    Như chúng ta đều thấy: Khi đến các doanh trại của bộ đội , người ta thường bắt gặp khẩu hiệu: “ Kỉ luật là sức mạnh của quân đội” còn trong các nhà trường thì là: “ Tiên học lễ hậu học văn”.Thực vậy, người học sinh từ xưa đến nay đến trường không chỉ để lĩnh hội kiến thức mà còn để học làm người. Phải chăng cái kỉ luât và cái lễ ở đây chính là cái nề nếp mà nhà trường nào cũng đưa ra, song song đồng hành với việc học tập, để giúp các em rèn luyện nhân cách, phát triển toàn diện. Nhưng trong thực tế, việc thực hiện nề nếp của học sinh trong trường THCS vẫn luôn là vấn đề nan giải mà nhiều nhà giáo dục phải băn khoăn trăn trở.
    Vì vậy, Thay mặt cho các bạn đồng nghiệp, tôi xin tham luận vê vấn đề thực hiện nề nếp của học sinh trong nhà trường THCS như sau:
    Trước hết chúng ta cần xác định nguyên nhân là do đâu?
    Thứ nhất là về phía học sinh.
    Học sinh THCS thường ở vào độ tuổi từ 11 đến14, đây là lứa tuổi đang phát triển về tâm, sinh lí. Nói cách khác đây là giai đoạn giao thoa giữa hai lứa tuổi: không còn là trẻ con cũng chưa phải là người lớn. Vì vậy các em thường có những suy nghĩ bồng bột, cảm tính, dễ băùt chước, ham vui, ham chơi, thích làm người lớn, thích tự khẳng định, thích khác người… do không được chỉ bảo, uốn nắn kịp thời của người lớn nên có những suy nghĩ và hành động lệch lạc, không thích thực hiện nề nếp của nhà trường, gây tổn hại đến nhân cách.
    Thứ hai là về phía các thầy cô giáo ( nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm)
    Một số thầy cô vì chưa thực sự quan tâm, gần gũi học sinh, chưa tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng em, chưa nắm bắt những thay đổi từ phía gia đình các em nên chưa giúp đỡ học sinh của mình một cách kịp thời.
    Thứ 3 về phía gia đình( phụ huynh học sinh).
    Một vì mải mê làm ăn nên một số phụ huynh đã phó mặc việc dạy dỗ con cái cho nhà trường. Họ coi nhà trường là nơi có thể hoàn toàn gửi gắm việc hình thành nhân cách của con cái họ trong khi lai không biết rằng thời gian các em ở nhà nhiều hơn ở trường.
    Thư ù4 là về phía xã hội.
    Cùng với sự phát triển như vũ bão của KH-CN-TT, sự giao thoa mạnh mẽ giữa các nền kinh tế và văn hóa là một hệ quả tất yếu: các quán Internet vơi các trò chơi điện tử hấp dẫn mọc lên như nấm, rồi phim ảnh ,truyện tranh có nội dung đồi trụy, kích động bao lực… có ảnh hưởng không nhỏ tới học tập và việc thực hiện nề nếp của học sinh…
    Trên đây là một số nguyên nhân theo suy nghĩ của riêng tôi khiến cho việc thực hiện nề nếp của học sinh luôn là vấn đề nan giải.
    Vậy chúng ta cần làm gì để khắc phục?
    Trước hết là về phía nhà trường, các thầy cô giáo đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
    Các thầy cô hãy thực sự coi học sinh của mình như những đứa con cần được khuyên răn dạy dỗ nhẹ nhàng, hãy đến với chúng bằng tình yêu thương, bằng tấm lòng nhân hậu, bằng sự bao dung, độ lượng ,thông cảm, xẻ chia. Bởi như ở trên tôi đã trình bày, các em vốn là những đứa trẻ còn hết sức ngây thơ non nớt, chỉ cần có sự chỉ bảo của người lớn, được yêu thương chăm chút thì các em sẽ định hướng được hành vi và suy nghĩ của mình. Đừng coi các em là những con ngựa bất kham, những tên tội phạm cần phải trừng phạt. Mặt khác các thầy cô trước hết hãy là những tấm gương tốt để các em noi theo.Tôi đã từng nghe câu nói: “ chính các thầy cô giáo là người khơi dậy ở các em những điều tốt đep nhất, những kiến thức không chỉ về văn hóa mà còn là những bài học làm người”.
    Thứ hai là về phía gia đình. Kính thưa các ông bà trong ban thường trực hội cha mẹ học sinh! Tôi thiết nghĩ trách nhiệm lớn thứ hai thuộc về sự quản lý và giáo dục từ phiá gia đình. Đừng phó mặc cho chúng tôi. Hãy bớt chút thời gian dành cho sự quan tâm đối với con cái mình trong học tâp, vui chơi, thậm chí những nhu cầu đòi hỏi chính đáng… các ông bố đừng dạy dỗ con mình bằng men rượu

    Bình luận

Viết một bình luận