Viết một bài thuyết trình dài hết cỡ về đề tài: lan tỏa hành động xanh, giảm thiểu rác thải nhựa ( chú ý ko chụp ảnh vì máy lỗi)

Viết một bài thuyết trình dài hết cỡ về đề tài: lan tỏa hành động xanh, giảm thiểu rác thải nhựa ( chú ý ko chụp ảnh vì máy lỗi)

0 bình luận về “Viết một bài thuyết trình dài hết cỡ về đề tài: lan tỏa hành động xanh, giảm thiểu rác thải nhựa ( chú ý ko chụp ảnh vì máy lỗi)”

  1. Tác hại của nhựa?

    Các sản phẩm, dụng cụ làm từ nhựa rất đa dạng. Gồm có ly nhựa, túi nilon, hạt nhựa, chai, hộp nhựa, hộp đựng thức ăn, ống hút … Bởi tính tiện dụng, giá thành rẻ, dễ gia công, dễ sử dụng và khả năng tái chế cao, các sản phẩm từ nhựa ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất.

    Nhựa dễ sản xuất nhưng rất khó phân huỷ

    Loại rác thải từ nhựa có tuổi thọ rất cao, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một chiếc túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng vài phút rồi vứt đi. Nhưng thật ra, chúng có thể tồn tại từ 20 năm, 50 năm lên đến 10 thế kỷ. Kinh khủng nhất là chúng không bị loại trừ hoàn toàn khỏi môi trường.

    Mất bao lâu để nhựa bị phân huỷ?

    Bên cạnh đó, chất thải nhựa khi đốt bên ngoài môi trường sẽ tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan. Đây là những chất kịch độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người.

    Sự ra đời của nhựa và các sản phẩm từ nhựa mang lại nhiều lợi ích. Nhưng nhựa cũng chính là tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và môi trường tự nhiên. Lượng rác thải từ sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và từ các điểm du lịch ngày càng nhiều. Rác thải nhựa đã và đang trở thành vấn nạn lớn của xã hội.

    Tác hại của túi nilon đối với môi trường

    Những con số đáng báo động về môi trường và rác thải nhựa 2019

    • Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về khối lượng rác thải nhựa.
    • Theo Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm.
    • Theo thống kế từ Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA): Mỗi ngày có khoảng 000 tấn rác thải nhựa sinh hoạt thải ra môi trường. Trong đó, 20% được xử lý dạng tái chế quay vòng. 80% còn lại được xử lý dạng chôn lấp.
    • Mỗi năm có khoảng 000 tấn rác thải nhựa ra biển.
    • Lượng nhựa tiêu thụ ước tính tăng 16 – 18%/năm.
    • Thống kê từ kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Environmental Science and Technology của các nhà khoa học Canada cho thấy một người đàn ông trưởng thành có thể “ăn” tới 52.000 hạt vi nhựa mỗi năm. Con số đó tăng lên đến 121.000 hạt, tương đương khoảng 320 hạt vi nhựa/ngày khi môi trường bị ô nhiễm.
    • Bình quân, khối lượng sử dụng nhựa của Việt Nam hiện chỉ khoảng 45kg/đầu người, thấp hơn rất nhiều so với Thái Lan (150kg/đầu người) và thấp hơn Nhật Bản (200kg/đầu người).
    • Việt Nam lại là một trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa ra đại dương nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Việt Nam đứng thứ 4 sau Trung Quốc, Indonesia, Philipines, đứng trên Sri Lanka.

    Đây là những con số vô cùng khủng khiếp, báo động khẩn cấp đến tất cả mọi người, mọi quốc gia trên thế giới. Hậu quả mà rác thải nhựa để lại vô cùng khôn lường. Tất nhiên, hiểm hoạ đại dương do rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi.

    Báo động về môi trường và rác thải nhựa 2019

    Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa

    • Thói quen lạm dụng nhựa sử dụng 1 lần.
    • Năng lực quản lý yếu kém: Lượng rác thải nhựa quá lớn, trong khi năng lực quản lý chất thải ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Điều này càng làm tăng gánh nặng cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
    • Công tác phân loại rác, xử lý rác thải còn hạn chế.
    • Ý thức người dân còn kém: người dân có ý thức kém, chưa nhận thức đúng về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm rác thải nhựa đối với môi trường, đặc biệt là môi trường biển.

    Giải pháp giảm thiểu lượng rác thải nhựa và hành động của chúng ta

    Để đối phó với vấn đề nan giải này, các nước trên thế giới đang dần loại bỏ sử dụng các loại nhựa dùng 1 lần và giảm thiểu rác thải nói chung.

    Cụ thể:

    • Tại Hội nghị G20, Nhật Bản đã bàn luận, cân nhắc ban hành luật bắt doanh nghiệp tính phí sử dụng túi nhựa.
    • Ở các nước Châu Âu, người dân tự mang túi đi và sử dụng lại túi vải khi đi siêu thị, giảm thiểu lượng túi nilon không cần thiết.
    • Singapore đã từ bỏ sử dụng đồ nhựa tại các nhà hàng, quán ăn kể từ tháng 7 năm nay.
    • Chiến dịch “Tuyến phố không rác” đầu tiên tại con phố Rue de Paradise – Pháp được người dân hưởng ứng nhằm giảm thiểu rác thải, nâng cao ý thức người dân, giúp hình ảnh đất nước và con người nơi đây trở nên đẹp hơn.

    Hãy hành động ngay vì môi trường không có rác thải nhựa

    • Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng được ban hành. Tuy nhiên, chất thải nhựa mới chỉ được quy định chung trong nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế chứ chưa có quy định riêng, hướng dẫn cụ thể về việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải nhựa trên biển.

    Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ giảm 65% số lượng túi nilon phân hủy dùng tại các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn.

    Đừng nói ‘suông”, hãy hành động! Hãy thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần ngay hôm nay và ngay bây giờ.

    Hãy lan tỏa những hành động đẹp vì môi trường không có rác thải nhựa

    Hưởng ứng chiến dịch “Giải quyết ô nhiễm nhựa và nilon” của Liên hợp quốc, năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào “Chống rác thải nhựa”. Với sự tham gia của các bộ, ngành, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại … cam kết cắt giảm sản phẩm nhựa, túi nilon sử dụng một lần. Sự kiện nhằm kêu gọi các cấp, các ngành, người dân hãy hành động thiết thực, hãy thay đổi thói quen, hành vi sử dụng túi nilon, nhựa sử dụng một lần khoa học, hợp lý hơn ngay từ bây giờ.

    TOYOTA phát động phong trào không sử dụng nhựa dùng một lần

    Từ tháng 6 năm 2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thay thế chai đựng nước dùng một lần bằng bình nước kim loại tại các hội nghị, hội thảo. Hầu hết, các cơ quan trong Bộ đã không còn sử dụng chai nhựa, túi nilon trong các hoạt động hằng ngày.

    Ngày 11/09/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát động phong trào thi đua “Hành động để giảm thiểu ô nhiễm nhựa và ni lông” kêu gọi mỗi cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong toàn Ngành hãy hành động và vận động gia đình, người thân cùng thực hiện “Nói không với sản phẩm nhựa và túi ni lông sử dụng một lần”.

    Đến nay, phong trào “Chống rác thải nhựa” đang được cộng đồng hưởng ứng, quan tâm, đồng thuận cao. Góp phần nâng cao nhận thức của người dân, xã hội về biện pháp giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, ô nhiễm từ chất thải nhựa.

    Điển hình như các doanh nghiệp như: Co.op Mart Việt Nam; Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op); Các siêu thị: Big C Đà Nẵng, Big C Hà Nội đã sử dụng phương pháp bọc hàng hóa, sản phẩm bằng lá chuối thay thế túi nilon.

    Nhiều siêu thị sử dụng lá chuối gói rau thay vì túi nilon

    Mới đây, ngày 2/6/2019, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động, sáng tạo những mô hình hay như “Ngày Chủ nhật xanh”, “Nói không với túi nylon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, “Nhặt một cọng rác bạn đã làm Huế sạch hơn”.

    Chúng ta nên làm gì để góp phần đẩy lui rác thải nhựa, bảo vệ môi trường

    • Không vứt rác bừa bãi.
    • Thay đổi thói quen sử dụng túi nilon, các sản phẩm nhựa dùng 1 lần.
    • Giảm thiểu tối đa rác thải, rác thải nhựa ra môi trường.
    • Thu gom, phân loại, tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa.
    • Khuyến khích sử dụng các loại bao bì, túi đựng nhiều lần thân thiện với môi trường.
    • Tôn vinh, khen thưởng các sáng kiến, ý tưởng có giá trị và hành động đẹp.

    “Cuộc chiến” nói không với rác thải nhựa là công cuộc của tất cả mọi người trên thế giới. Chúng ta hãy hành động! Hãy thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng một lần ngay bây giờ.

    Bình luận

Viết một bình luận