Viết một bài văn dài 2 trang nêu cảm nhận của em về bài thơ sau : Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến

Viết một bài văn dài 2 trang nêu cảm nhận của em về bài thơ sau :
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti ,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời ,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.( tự nghĩ )
Mn giúp em với ạ !!!!!
cảm ơn mn nhìu

0 bình luận về “Viết một bài văn dài 2 trang nêu cảm nhận của em về bài thơ sau : Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến”

  1. 1. Mở bài:

    -Từ xa xưa, những bài ca dao Việt Nam thường có những âm hưởng nhịp nhàng, dễ nhớ đã được người dân sáng tác và truyền cho tới nay.
    -Bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm” là 1 phần tiêu biểu trong đó. Nêu lên thân phận của người nô.ng dân trong XH cũ.
    Bài ca dao gồm có tám câu lục bát. Từ ngữ “thương thay” được lặp lại bốn lần nhằm giúp bài ca dao trở nên xót thương hơn.
    2.Thân bài
    – Hình ảnh ẩn dụ “con tằm” suốt đời nó chỉ toàn nhả tơ ,làm việc cho con người, thể hiện cho những người nông dân bị bóc lột sức lao động.
    -Thương cho những người cả ngày chỉ toàn làm việc nhưng lợi nhuận của họ lại vô cùng thấp, chẳng bao giờ được ăn ngon và nghỉ ngơi dù chỉ 1 chút.
    -Chẳng khác nào một con tằm.
    -Hình ảnh “con kiến” nhỏ bé, ngày nào cũng làm việc cực nhọc vất vả để kiếm ăn dùng để ẩn dụ cho những người nông dân nhỏ bé, làm lụng vất vả nhưng vẫn nghèo.
                           “Thương thay thân phận con tằm,
                           Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
                          Thương thay lũ kiến li ti ,
                          Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.”
    -Từ ngữ “kiếm ăn được mấy” lặp lại 2 lần, như dùng để tố cáo và phản ánh những con người suốt ngày chỉ “ngồi chơi xơi nước”. Phản kháng XH cũ thật bất công.
    -Hạc, chim, cuốc là những ẩn dụ nói về thân phận của những người có cuộc sống lận đận và phải nếm nhiều bi kịch của cuộc sống. 
     -“Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời để thỏa chí tự do, phiêu bạt. 
    -“Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh”.
                                “Thương thay hạc lánh đường mây,
                               Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.”

     – Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” !
    -Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ.
    -“Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ.
    -Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng
                             “Thương thay con cuốc giữa trời,
                             Dầu kêu ra máu có người nào nghe”
     -Kết bài:
    -Qua bài ca dao thể hiện được nhiều sự khổ sở của những người trong XH phong kiến cũ.
    -Bài ca dao thể hiện sự đồng cảm với cuộc đời đau khổ, khó khăn của những lao động 
    -Ngoài ra còn thể hiện sự phản kháng, tố cáo XH phong kiến.

    Bạn tham khảo ạ 
    Xin câu trả lời hay nhất +5 sao
    Chúc bạn học tốt ~
      -Answer by Nun8119-

    Bình luận

Viết một bình luận